Có nên lo lắng khi bác sĩ yêu cầu bạn ghép nướu răng? -

Có nên lo lắng khi bác sĩ yêu cầu bạn ghép nướu răng?

Có nên lo lắng khi bác sĩ yêu cầu bạn ghép nướu răng?

Trong một số tình huống điều trị bệnh răng miệng, bác sĩ sẽ chỉ định ghép nướu răng. Tuy nhiên bạn đừng nên lo sợ nhé, vì đây là một ca phẫu thuật không quá phức tạp. Hiệu quả đem lại rất tuyệt vời cho việc cải thiện thẩm mỹ vùng mô mềm quanh răng; Và răng miệng sẽ được giảm nguy cơ bị tác động xấu do tình trạng tụt nướu gây ra.

Đầu tiên, chúng ta có thể tham khảo tình trạng tụt nướu là gì nhé

Đây là tình trạng các mô mềm bao quanh răng bị tụt ra khỏi răng, làm lộ chân răng. Và phần răng bị bộc lộ sẽ chịu ảnh hưởng không tốt từ môi trường bên ngoài tác động vào.

Tụt nướu là vấn đề răng miệng phổ biến trong tất cả chúng ta, nhưng ít được quan tâm đúng cách. Chỉ khi nào tình trạng này trở nên nghiêm trọng thì bệnh nhân mới nhờ đến sự giúp đỡ của nha sĩ.

Bên cạnh đó, quá trình tụt nướu diễn ra từ từ, chính vì thế ít người nào chú ý. Đến khi phần chân răng bị bộc lộ và chịu tác động từ môi trường gây ra sự ê buốt, lúc đó chúng ta mới quan tâm. Tụt nướu nếu không được điều trị kịp thời, các tổn thương trên răng càng nhiều hơn dẫn đến nguy cơ mất răng.

Tụt nướu cần điều trị ghép nướu răng
Tụt nướu cần điều trị ghép nướu răng

Ghép nướu răng là giải pháp sửa chữa tổn thương và ngăn ngừa các vấn đề răng miệng nghiêm trọng khác

Trong nha khoa, tùy vào tình trạng khác nhau của vùng cần ghép mô, nha sĩ sẽ áp dụng các loại ghép nướu răng sau đây:

@Ghép mô liên kết

Đây là kỹ thuật ghép nướu răng phổ biến và hiệu quả nhất để xử lý tình trạng tụt nướu.

Nguyên vật liệu được sử dụng chính là phần mô liên kết dưới biểu mô tách ra từ vạt mô mềm cắt ở vòm miệng. Phần mô liên kết này sẽ được khâu với mô nướu ngay tại vùng răng bị tụt nướu.

Vùng vạt mô mềm ở vòm họng sẽ được khâu lại cho lành thương.

@Ghép mô nướu rời.

Tương tự như ghép mô liên kết, vật liệu ghép cũng lấy từ vòm miệng. Nhưng không lọc phần mô liên kết mà lấy nguyên phần mô mềm đó khâu vào vùng nướu đang được điều trị.

Thường áp dụng cho những bệnh nhân có độ dày nướu quá mỏng, và cần thêm mô để mở rộng nướu.

@Ghép mô nướu lân cận.

Trong kỹ thuật này, thay vì lấy mô mềm từ vòm họng thì nha sĩ sẽ sử dụng nướu gần kề với vùng tụt nướu.

Phần vạt dùng để ghép chỉ cắt 1 phần, phía được cắt là nơi sẽ kéo lên và lắp vào phần răng cần điều trị. Sau đó khâu lại tạo hình ôm lấy thân răng. Phía còn lại của vạt ghép vẫn dính nguyên vị trí cũ.

Thủ thuật này được áp dụng cho các bệnh nhân có nhiều mô nướu gần răng đang tụt nướu.

Ghép nướu răng bằng kỹ thuật đơn giản nhất
Ghép nướu răng bằng kỹ thuật đơn giản nhất

Ngoài các giải pháp trên, nha sĩ trên thế giới có thể sử dụng mô ghép lấy từ ngân hàng mô thay vì lấy từ vòm họng của chính bệnh nhân.

Cuối cùng, sau khi thăm khám, đo đạc, nha sĩ sẽ là người cho bạn biết giải pháp nào phù hợp nhất với bạn.

Khả năng phục hồi sau khi ghép nướu như thế nào?

Sau khi thực hiện xong ca phẫu thuật ghép nướu răng, bạn có thể về nhà mà không cần nằm lại phòng khám. Bác sĩ phẫu thuật sẽ hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc răng miệng cũng như chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp trong thời kì hậu phẫu.

Lưu ý quan trọng: không chải răng hay dùng chỉ nha khoa ngay tại khu vực ghép nướu khi vùng này chưa lành thương. Các vùng khác trong miệng thì vệ sinh bình thường nhé.

Ngoài việc uống thuốc theo toa của bác sĩ; Bạn có thể được chỉ định dùng nước súc miệng đặc biệt để sát khuẩn vùng phẫu thuật; Và hạn chế mảng bám trong quá trình lành thương.

Thông thường, sau 1-2 tuần kể từ lúc phẫu thuật, bạn đã có thể ăn thực phẩm mềm như trứng, sữa chua, rau nấu mềm…

Đặc biệt, với loại phẫu thuật này, bạn có thể đi làm bình thường sau 24h phẫu thuật. Dĩ nhiên tùy vào mức độ chịu đựng của cơ thể với cảm giác đau sau khi thực hiện phẫu thuật nhé.

Cảm giác đau có nhiều hay ít sẽ tùy vào tình huống sử dụng loại kỹ thuật ghép nướu răng.

  • Nếu ghép nướu nhưng không lấy mô từ vòm họng, bạn sẽ thấy ít đau hơn.
  • Nếu ghép nướu có lấy mô từ vòm họng thì dĩ nhiên lúc này bạn sẽ có 2 vùng da cần lành thương. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lo lắng quá, vì vùng vòm họng rất mau lành thương nha.

Và điều tuyệt vời là các thuốc bác sĩ kê toa cho bạn cũng giúp giảm đau đáng kể, giúp bạn thoải mái trải qua những ngày này.

Khi nào cần liên hệ ngay cho bác sĩ sau khi phẫu thuật ghép nướu răng hoàn tất?

Trong vòng 1 – 2 tuần là vùng nướu ghép sẽ lành thương dần dần. Tuy nhiên sẽ có 1 số dấu hiệu bất thường khiến cho bạn lo lắng và cần liên hệ ngay cho bác sĩ

  • Vết thương chảy máu nhiều và kéo dài
  • Cảm giác đau tăng đột ngột, nóng sốt, xuất hiện nhiều vết bầm tím trầm trọng

Khi gặp các tình trạng trên, bạn hãy mau gọi ngay cho bác sĩ điều trị và quay lại phòng khám để được xử lý nhanh chóng nhé.

Hiện nay, phẫu thuật ghép nướu răng có thể được thực hiện tại các trung tâm nha khoa lớn và uy tín.

  • Có đội ngũ bác sĩ chuyên môn tốt, kinh nghiệm lâu năm.
  • Được đầu tư trang thiết bị công nghệ cao cấp, hỗ trợ đem lại hiệu quả cao.
  • Quy trình vô khuẩn đúng chuẩn, giúp tránh nhiễm chéo và tăng mức độ an toàn.

Tại Vũng Tàu, bạn có thể đến Nha khoa Quốc Bình để được khám & tư vấn miễn phí.

—- ☘️ ☘️ ☘️—-

NHA KHOA QUỐC BÌNH VŨNG TÀU

Bác sĩ trưởng BS PHAN QUỐC BÌNH

CS1: 19 Phạm Hồng Thái, Phường 7, Tp. Vũng Tàu.

(Nghỉ Chủ Nhật hàng tuần)

☎️ 09148399 66/ (0254) 383 99 66

CS2: 28 Lê Lợi, Phường 4, Tp. Vũng Tàu.

(Nghỉ Thứ 7 hàng tuần)

☎️ (0254) 381 83 18

CS3: 649 Trương Công Định, Phường 7, Tp. Vũng Tàu

Bs phụ trách BS. NGUYỄN HỮU CHIẾN

☎️ 0708 649 649

(Nghỉ Thứ 6 hàng tuần)

⏰Thời gian làm việc: 7h30-11h30, 14h-20h30

Fanpage thẩm mỹ răng: https://www.facebook.com/nhakhoathammyquocbinh/

Fanpage răng tổng quát: https://www.facebook.com/nhakhoaquocbinh/

Website: https://nhakhoaquocbinh.com/bang-gia/

Trả lời

0914 83 9966