Răng cấm có phải răng khôn??? -

Răng cấm có phải răng khôn???

Răng cấm có phải răng khôn?

Có thể sẽ có nhiều người gọi răng cấm là răng khôn. Tuy nhiên liệu cách gọi này có đúng không, hãy tìm hiểu ngay sau đây.

Răng cấm là răng nào?

Ở hệ răng vĩnh viễn, người trưởng thành thường có 32 răng phân đều cho 2 hàm trên và dưới. Các răng được chia thành 4 nhóm khác nhau, cụ thể:

  • Răng cửa: 4 răng ở hàm trên và 4 răng ở hàm dưới (răng số 1 và 2)
  • Răng nanh: 2 răng ở hàm trên, 2 răng ở hàm dưới (răng số 3)
  • Răng cối nhỏ/ răng tiền hàm: 4 răng ở hàm trên, 4 răng ở hàm dưới (răng số 4 và 5)
  • Răng cối to/ răng hàm: 6 cái trên và 6 cái ở hàm dưới (răng số 6,7 và 8)

Trong đó, răng cấm là các răng thuộc nhóm răng hàm, là các răng số 6 và 7. Chúng có kích cỡ lớn nhất trong tất cả các loại răng, đảm nhiệm vai trò chính trong ăn nhai, nghiền nát thực phẩm.

Như vậy, nếu chúng ta mọc đủ răng, thì sẽ có 8 răng cấm chia đều 4-4 cho 2 hàm trên và dưới.

4 Răng cấm cho mỗi hàm
4 Răng cấm cho mỗi hàm

Các bạn có biết vì sao người ta gọi chúng là răng cấm hay không?

Trong hệ răng cuối cùng 32 chiếc, có 20 chiếc răng sữa sẽ được thay thế dần bằng 20 răng vĩnh viễn (8 răng cửa, 4 răng nanh, 8 răng cối nhỏ), và 12 răng hàm (có 8 răng cấm) chỉ mọc duy nhất 1 lần và không có răng thay thế.

Như vậy, khi răng cấm không may bị mất từ nhỏ, thì khi hết tuổi thay răng, bạn sẽ hoàn toàn thiếu chiếc răng ấy.

Răng cấm hình dáng như thế nào?

Tương tự cấu trúc các loại răng khác, răng này cũng gồm 3 lớp: men răng, ngà răng và phần tủy răng trong cùng.

Riêng mặt nhai lại có diện tích khá lớn, chia ra nhiều rãnh tạo nên các múi răng. Thân răng to tròn và chân răng hơi cong.

Số lượng chân răng cũng thay đổi khác nhau ở hàm trên và hàm dưới:

  • Răng cấm hàm trên sẽ thường có 3 chân, ở hàm dưới thì lại 2 chân.
  • Trong một số trường hợp khác thường, số chân răng có thể gia giảm 1-2 chân nhé.

Để xác định đúng số lượng chân răng, thì nha sĩ sẽ cần chụp phim X-quang trong miệng.

Số chân răng các nhóm răng
Số chân răng các nhóm răng

Vậy răng cấm có phải răng khôn?

Qua những thông tin trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu tầm quan trọng của răng số 6, 7 và vì sao người ta gọi là răng cấm.

Trong khi đó, răng khôn là răng số 8, dù nằm trong nhóm răng hàm, và cũng chỉ mọc 1 lần duy nhất trong đời. Nhưng vai trò và chức năng của răng khôn không rõ rệt và cũng không quan trọng, nên răng khôn sẽ không được gọi là răng cấm.

Tham khảo một số đặc điểm khác biệt giữa răng cấm và răng khôn nhé

Đặc điểm giữa răng cấm và răng khôn
Đặc điểm giữa răng cấm và răng khôn

Bảo vệ răng cấm là bảo vệ sức khỏe toàn thân

Răng số 6 và 7 nắm vai trò chủ lực trong ăn nhai.

Như vậy, khi bạn mất răng này thì sẽ giảm khả năng ăn nhai, liên đới ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa; Vì thực phẩm không được nghiền nát tốt sẽ khiến dạ dày phải vất vả co bóp hơn, giảm hấp thu chất dinh dưỡng…

Khi các răng này có bệnh lý, thì bác sĩ thường khuyến cáo cần phải ưu tiên điều trị phục hồi giữ răng cấm hết mức có thể. Trong tình huống cần nhổ bỏ, thì sau đó phải có ngay giải pháp thay thế, phục hồi răng mới bằng răng Implant hay cầu răng sứ…

Tuy nắm giữ vai trò quan trọng, nhưng chúng lại rất dễ hư hại. Vì nằm ở vị trí bên trong, nên việc vệ sinh răng cũng khó hơn các răng “mặt tiền”.

@Chính vì vậy, bạn cần chú ý bảo vệ chúng thật tốt bằng cách chăm sóc răng đúng đắn:

  • Chải răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày, quan trọng là trước lúc đi ngủ.
  • Nên đánh răng sau khi ăn uống tầm 20 phút để giảm nguy cơ mảng bám tích tụ

    , hay làm mòn men răng

  • Ở các vị trí trong cùng này, thì việc dùng chỉ nha khoa rất cần thiết, vì bàn chải có thể sẽ không làm sạch triệt để các ngóc ngách. Bạn sử dụng chỉ nhẹ nhàng làm sạch từng kẻ răng nhé.
  • Dùng bàn chải với lông mềm vừa phải, đánh theo chiều lên-xuống dọc thân răng, không đánh theo chiều ngang sẽ làm tụt nướu. Đồng thời lực tác động lên răng cũng không được quá mạnh.
  • Hạn chế ăn đồ chua hay thức uống có đường, có gas.

Một số lưu ý quan trọng khác

Các bạn nên kết hợp đồng thời việc chăm sóc răng ở nhà và lịch thăm khám răng định kỳ tại nha khoa. Vì như vậy sẽ giúp bạn sớm phát hiện các dấu hiệu hư tổn nếu có, và xử lý kịp thời để tránh mất răng.

Thường răng cấm hay gặp tình trạng mòn mặt nhai, sâu kẻ răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy răng … gây vỡ thân răng, lung lay và mất răng

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, và xử lý càng sớm càng tốt các hư tổn nhằm tránh biến chứng nguy hại về sau.

Liên hệ ngay nha khoa mà bạn tin tương để đặt hẹn khám răng đi nhé

—————————————-

NHA KHOA QUỐC BÌNH VŨNG TÀU

Bác sĩ trưởng BS PHAN QUỐC BÌNH

CS1: 19 Phạm Hồng Thái, Phường 7, Tp. Vũng Tàu.

(Nghỉ Chủ Nhật hàng tuần)

09148399 66/ (0254) 383 99 66

CS2: 28 Lê Lợi, Phường 4, Tp. Vũng Tàu.

(Nghỉ Thứ 7 hàng tuần)

(0254) 381 83 18/ 0942 231 212 – 0706 072 072

CS3: 649 Trương Công Định, Phường 7, Tp. Vũng Tàu

Bs phụ trách BS. NGUYỄN HỮU CHIẾN

0708 649 649/ 0943 031 031

(Nghỉ Thứ 6 hàng tuần)

Thời gian làm việc Tháng 11: 7h30-11h30, 14h-19h30

Tham khảo chi phí: https://nhakhoaquocbinh.com/bang-gia/

Fanpage thẩm mỹ răng: https://www.facebook.com/nhakhoathammyquocbinh/

Fanpage răng tổng quát: https://www.facebook.com/nhakhoaquocbinh/

Trả lời

0914 83 9966