Răng khôn bị sâu phải làm sao? -

Răng khôn bị sâu phải làm sao?

Răng khôn bị sâu phải làm sao?

Răng khôn hầu như không có lợi ích rõ rệt, nhưng nếu răng khôn bị sâu lại gây ra rất nhiều phiền phức. Thông thường, nếu răng khôn mọc bình thường bạn cũng sẽ không cần thiết nhổ bỏ chúng. Nhưng nếu răng khôn bị sâu hay mọc lệch thì bạn cần phải làm gì?

Do vị trí răng khôn khá đặc biệt, nó nằm sâu bên trong cung hàm nên rất khó để vệ sinh răng sạch sẽ. Và trong quá trình ăn nhai, các vụn thức ăn dễ bị mắc kẹt trong đó. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến chuyện răng khôn bị sâu.

Răng khôn bị sâu phải làm sao?
Răng khôn bị sâu phải làm sao?

Răng khôn bị sâu do đâu và biểu hiện như thế nào?

Đầu tiên, chúng ta nên biết sâu răng là bệnh lý răng miệng rất dễ gặp phải.

Và nguyên nhân chính gây ra tình trạng răng khôn bị sâu là do khu vực răng khôn không được vệ sinh kỹ lưỡng. Các mảng thức ăn dư thừa chưa được lấy đi hết sẽ kết hợp với nước bọt sẽ tạo thành các mảng bám. Và đây là môi trường béo bở cho hệ vi khuẩn có sẵn trong miệng phát triển.

Trong quá trình vi khuẩn sinh sôi, sẽ thải ra vô số chất có hại. Các chất này có khả năng làm hỏng lớp men bên ngoài răng, gây ra hiện tượng men răng bị xói mòn.  Trên bề mặt lớp men răng sẽ có các lỗ nhỏ li ti, lan tỏa dần. Và đây chính là hiện tượng răng khôn bị sâu.

Một số dấu hiệu cho thấy răng khôn bị sâu:

  • Đau nhức răng khôn. Cơn đau có thể xuất hiện liên tục hoặc ngắt quãng kể cả khi không có tác động nào vào răng.
  • Răng khôn bị nhạy cảm. Bạn có thể thấy nhói đau hoặc ê buốt khi dùng những thực phẩm lạnh, ngọt hoặc chua.
  • Răng khôn bị sâu sẽ thay đổi màu sắc ở lớp men răng. Dấu hiệu này dễ quan sát nhất ở răng khôn hàm dưới. Bạn có thể thấy những đốm xám, nâu hoặc đen xuất hiện trên bề mặt men răng.
  • Sâu răng sẽ làm cho hơi thở của bạn có mùi khó chịu do ổ vi khuẩn viêm nhiễm.

Hậu quả của việc răng khôn bị sâu:

@Giảm sút sức khỏe răng miệng

Khi còn mới, sâu răng chỉ gây hư hại lớp men răng. Nhưng càng về sau, sâu răng tấn công vào bên trong buồng tủy, nơi tập trung nhiều dây thần kinh và các mạch máu. Lúc này, các tổn thương sẽ khiến bạn vô cùng đau nhức và nguy cơ  mất răng khá cao.

Diễn biến sâu răng
Diễn biến sâu răng

@Suy giảm chất lượng giấc ngủ

Răng khôn bị sâu khi bắt đầu gây đau nhức, ê buốt sẽ khiến bạn không thể ngủ ngon giấc. Nếu không chữa trị sớm, bạn sẽ bị suy giảm chất lượng giấc ngủ khiến cơ thể suy nhược. Hậu quả gây ra tình trạng mệt mỏi, cáu gắt, bứt rứt, khó chịu…

@Ảnh hưởng hệ tiêu hóa

Tuy không giữ vai trò chính trong việc ăn nhai, nhưng khi răng khôn bị sâu cũng làm bạn ăn không ngon. Khi ăn nhai không kỹ hoặc lười ăn, điều này khiến cho hệ tiêu hóa của bạn có nguy cơ mắc bệnh.

Vậy cần phải làm gì khi răng khôn bị sâu?

Chắc hẳn mọi người ai cũng thấy khó chịu khi răng bị đau nhức và chỉ muốn nhổ bỏ ngay lập tức. Nhưng bác sĩ sẽ luôn khuyên bạn lựa chọn giải pháp nhổ răng là đáp án cuối cùng.

Chỉ nhổ răng khi tình trạng răng khôn bị sâu quá nặng, không thể cứu chữa được. Và tùy theo từng giai đoạn hư hỏng, mà Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị phù hợp nhất.

@Sử dụng Gel Florua. Nếu răng khôn bị sâu ở giai đoạn mới chớm, Bác sĩ sẽ dùng gel Florua để phục hồi lớp men răng. Từ đó, răng của bạn sẽ có khả năng chống lại các axit từ mảng bám, giúp ngăn ngừa sâu răng phát triển.

@Trám răng. Trong trường hợp đã xuất hiện lỗ sâu nhưng tổn thương chưa xâm nhập vào tủy, Bác sĩ sẽ tiến hành trám răng.

@Chữa tủy. Phương pháp này được áp dụng khi sâu răng đã xâm nhập vào buồng tủy và gây viêm nhiễm.

@Nhổ bỏ răng. Khi răng khôn bị sâu quá nặng, có nguy cơ ảnh hưởng đến các răng kế cận, Bác sĩ buộc phải nhổ bỏ răng này.

Trong quá trình nhổ răng, bạn sẽ được gây tê và không cảm thấy đau nhức gì. Nhưng sau khi nhổ răng và thuốc tê tan dần, bạn có thể cảm giác ê một chút. Vì thế để đẩy nhanh quá trình lành thương, bạn cần uống thuốc theo toa và nghỉ ngơi hợp lý.

Thực tế hiện nay, vẫn còn nhiều bệnh nhân chưa quan tâm đầy đủ đến răng miệng. Chưa chủ động đi nha khoa thăm khám và kiểm soát bệnh lý. Chính vì thế, nguy cơ sâu răng, răng khôn bị sâu vẫn còn cao. Và hậu quả có thể làm hư hại các răng kế cận.

  • Các bạn nên tập thói quen 6 tháng/ lần kiểm tra răng miệng định kì. Nhờ đó sẽ ngăn chặn các nguy cơ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Hãy đến phòng khám nha khoa Quốc Bình để được tư vấn và khám miễn phí nhé.

19 Phạm Hồng Thái, Phường 7, Vũng Tàu.

28 Lê Lợi, Phường 4, Vũng Tàu.

Đặt hẹn với bác sĩ chuyên khoa: 0914 83 99 66

Trang thông tin trực tuyến thẩm mỹ: https://www.facebook.com/nhakhoathammyvungtau/

Trang thông tin trực tuyến tổng quát: https://www.facebook.com/nhakhoaquocbinh/

Trả lời

0914 83 9966