Hệ răng sữa của bé có quan trọng? -

Hệ răng sữa của bé có quan trọng?

Hệ răng sữa của bé có quan trọng?

Răng sữa là những chiếc răng đầu đời của bé. Chúng tồn tại từ khoảng 6 tháng tuổi đến 12 tuổi và sau đó được thay bằng những chiếc răng vĩnh viễn. Như vậy, mỗi người chúng ta đều có 2 hệ thống răng, là hệ răng sữa và hệ răng vĩnh viễn.

Một số thông tin cần biết về hệ răng sữa và răng vĩnh viễn

Răng vĩnh viễn đầu tiên mọc khi bé 6 tuổi, và đây là một chiếc răng hàm. Chiếc răng hàm này đặc biệt quan trọng, vì trách nhiệm của nó nhằm giữ vị trí cho các răng vĩnh viễn khác mọc đúng hơn.

Chúng ta gọi tên chiếc răng này là: răng hàm vĩnh viễn thứ nhất, hoặc răng cối lớn thứ nhất, hoặc răng số 6. Và răng số 6 hay bị tưởng lầm là răng sữa nên cha mẹ ít quan tâm, vì thế chúng rất dễ bị sâu răng.

Khi chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên bắt đầu mọc lên, thì cũng là lúc những chiếc răng sữa bắt đầu lung lay và rụng dần.

Quá trình thay răng diễn ra từ 6 – 12 tuổi. Giai đoạn này ở bé sẽ có cả răng sữa và răng vĩnh viễn, vì thế sẽ được gọi giai đoạn răng hỗn hợp.

Răng sữa có kích thước nhỏ hơn răng vĩnh viễn, màu sắc cũng trắng hơn.

Trong giai đoạn răng hỗn hợp, ta thường thấy một số điểm không cân đối trong giai đoạn này như:

  • Bộ răng sữa trông có vẻ thưa khi bé lên 6 tuổi.
  • Kích thước răng cửa vĩnh viễn quá lớn so với gương mặt của trẻ.
  • Màu răng vĩnh viễn quá sậm so với màu răng sữa.

Nếu không theo dõi sự thay răng và kiểm soát chúng, rất dễ xảy ra tình trạng răng mọc lệch lạc.

Vì thế, để có hàm răng vĩnh viễn đẹp, thì răng sữa cũng góp phần quan trọng. Cần chú ý chăm sóc cho trẻ ngay từ khi chiếc răng sữa đầu tiên mọc.

Răng sữa mọc như thế nào?

Chiếc răng sữa đầu tiên sẽ mọc khi bé 6 tháng tuổi, thường là chiếc răng cửa hàm dưới.

Bộ răng sữa gồm 20 chiếc.

Thời gian mọc răng có thể chênh lệch đôi chút vì còn tùy thuộc tình trạng dinh dưỡng và các bệnh lý răng miệng của bé.

Hệ răng sữa của bé có quan trọng?
Hệ răng sữa của bé có quan trọng?

@Đối với hàm dưới :

Tuổi mọc răng Tuổi thay răng
Răng cửa giữa 6 tháng tuổi 6 – 7 năm
Răng cửa bên 7 tháng tuổi 6 – 7 năm
Răng hàm sữa 12 – 16 tháng tuổi  9 – 10 năm
Răng nanh sữa 16 – 20 tháng 11 năm
Răng hàm sữa thứ 2 20 – 30 tháng 10 – 11 năm

@Đối với hàm trên:

Tuổi mọc răng Tuổi thay răng
Răng cửa giữa 7 tháng tuổi 7 – 8 năm
Răng cửa bên 8 tháng tuổi 8 – 9 năm
Răng hàm sữa 12 – 16 tháng tuổi  9 – 10 năm
Răng nanh sữa 16 – 20 tháng 10 năm
Răng sữa thứ 2 20 – 30 tháng 10 – 11 năm

Lưu ý: Hai răng cửa hàm dưới thường mọc đầu tiên, sau đó các răng khác sẽ mọc theo thời gian tham khảo như trên. Như vậy, khoảng 2 tuổi rưỡi đến 3 tuổi trẻ đã có bộ răng sữa đầy đủ.

Răng sữa giữ vai trò như thế nào?

Quan niệm cũ, cha mẹ thường nghĩ răng sữa không quan trọng, vì sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, trong thực tế, bộ răng sữa lại có nhiều chức năng quan trọng.

  • Răng sữa giúp bé thực hiện chức năng ăn nhai trong những năm đầu đời.
  • Mỗi răng sữa sẽ được thay thế bằng một răng vĩnh viễn tương ứng, vì vậy răng sữa được xem là bộ giữ khoảng tốt nhất cho răng vĩnh viễn sau này mọc.
  • Răng sữa kích thích sự phát triển của xương hàm. Khi bé sử dụng răng sữa ăn nhai chính là giúp cho hệ thống sọ mặt phát triển bình thường.
  • Chức năng phát âm: giúp bé phát âm những âm tiết cần có sự phối hợp giữa răng, lưỡi và môi. Ví dụ: Âm “th” và âm “ph”.
  • Và cuối cùng là đảm bảo về mặt thẩm mỹ.

Chăm sóc hệ răng sữa thế nào?

@Vệ sinh răng miệng:
Cần thực hiện từ khi bé còn là trẻ sơ sinh đến khi mọc răng đầu tiên. Giai đoạn này bố mẹ có thể dùng gạc xỏ vào ngón tay, thấm một ít nước muối sinh lý và xoa đều mặt lưỡi, mặt nướu.

Khi bé nhiều răng hơn, thì bắt đầu sử dụng bàn chải đánh răng cỡ nhỏ, lông thật mềm. Bạn nên mua cho bé những bàn chải màu sắc tươi đẹp và hình vui nhộn. Mỗi khi đánh răng chỉ nên lấy một lượng nhỏ bằng hạt đậu.

Lưu ý: dùng kem đánh răng có vị ngọt, hương thơm cho trẻ. Chọn kem đánh răng có nguồn gốc rõ ràng và an toàn cho bé, vì trong lúc chải răng bé có thể nuốt kem đánh răng.

Giai đoạn này trẻ em thường không thể hiểu thế nào là sâu răng, hay vi khuẩn. Vì thế, cha mẹ nên dùng những từ dễ hiểu như  “bắt con sâu”, “đuổi con sâu” để “dụ” bé đánh răng dễ hơn…

@ Hướng dẫn bé chải răng như thế nào cho đúng

Đơn giản nhất là cho bé há miệng nhỏ hoặc cắn chặt 2 hàm; Tiếp đến làm động tác xoay tròn bàn chải từ hàm trên xuống hàm dưới đối với mặt ngoài.

Mặt nhai: hướng dẫn bé chải tới, chải lui khoảng 4 – 5 lần cho 1 răng.

Lưu ý: là cần chải răng ngay sau mỗi bữa ăn vì diễn tiến sâu răng mạnh nhất chỉ trong khoảng 30 phút sau khi ăn. Tuy nhiên, đối với thức ăn có tính acid cao như cam, chanh thì không được chải răng ngay; Vì men răng đã bị acid làm yếu đi. Nếu chải răng ngay sẽ làm mòn men răng.

Cho trẻ nhận thức được những loại đồ ăn nào tốt, đồ ăn nào không tốt cho răng.

  • Kẹo, bánh ngọt, chất đường không tốt cho răng. Cần đánh răng hay súc miệng ngay khi dùng những thực phẩm này.
  • Nên dùng ống hút khi uống nước ngọt để hạn chế đường bám vào men răng.
  • Hạn chế thói quen ăn vặt, nếu có ăn ngọt nên ăn cùng bữa ăn chính để kết hợp đánh răng ngay sau bữa ăn.

Tránh thói quen bú đêm và bú bình.

  • Ban đêm khi bé ngủ, lượng nước bọt sẽ giảm đáng kể nên việc cho bé bú đêm sẽ dẫn tới hiện tượng sâu răng nhiều hơn.
  • Việc bú bình cũng ảnh hưởng xấu tới trẻ. Nghiên cứu cho thấy sự khác nhau giữa trẻ bú bình và bú mẹ. Để mút được sữa mẹ, trẻ phải vận động hàm dưới, các cơ mặt và cơ hàm nên xoang hàm sẽ phát triển tốt hơn.
  • Hơn nữa việc bú bình thường làm trẻ có cung răng hàm trên sau này nhọn và hàm dưới kém phát triển.

Tập cho trẻ quen với việc đến nha sĩ khám răng định kỳ.

  • Ấn tượng đầu tiên của trẻ rất điều quan trọng. Vì vậy khi lần đầu tiên đưa bé tới phòng khám nha khoa chúng ta phải tạo cho trẻ cảm giác thật thoải mái, vui vẻ.
  • Việc điều trị nên diễn ra tuần tự, từ đơn giản đến phức tạp cho trẻ quen dần.
  • Phụ huynh cũng cần lưu ý rằng men răng sữa mềm hơn răng vĩnh viễn; Dẫn đến việc trẻ rất dễ bị sâu răng sữa và sâu răng cũng tiến triển rất nhanh. Vì vậy tốt nhất là cho bé tái khám định kỳ 3 tháng 1 lần.

Qua những thông tin vừa chia sẽ trên, chắc hẳn phụ huynh đã hiểu phần nào vấn đề chăm sóc răng sữa là rất quan trọng.

Nha khoa Quốc Bình hiện đang áp dụng chương trình khám và theo dõi răng sữa miễn phí cho các bé. Các bạn có con nhỏ, có thể liên hệ trực tiếp phòng khám để được hỗ trợ tốt nhất nhé.

NHA KHOA QUỐC BÌNH VŨNG TÀU

Hotline 0914 83 99 66

19 Phạm Hồng Thái, P.7, Vũng Tàu.

28 Lê Lợi, P.4, Vũng Tàu.

Trang tư vấn online: https://www.facebook.com/nhakhoathammyvungtau/

Trả lời

0914 83 9966