Sâu răng ở trẻ em có nguy hiểm hay không? -

Sâu răng ở trẻ em có nguy hiểm hay không?

Are tooth decay in children dangerous?

Sâu răng ở trẻ em là hiện tượng khá phổ biến, không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn nhai hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn sau này. Do các bé có sức đề kháng kém, đồng thời không được quan tâm đúng cách đến chuyện vệ sinh răng miệng. Hậu quả sẽ phát sinh các bệnh lý trong khoang miệng, nhất là sâu răng.

Ở độ tuổi từ 1-3, các bé thường xuất hiện các biểu hiện răng bị ăn mòn, mảng đen, thân răng mủn dần đi sát gần tới phần nướu răng. Tuy nhiên với những răng này sẽ ít khi bị đau vì chổ hư hại chưa lan sâu vào tủy răng. Và ở mọi độ tuổi của trẻ, những trường hợp sâu răng ở trẻ em nghiêm trọng, con của bạn sẽ bị đau nhức, quấy khóc và lười ăn.

Sâu răng ở trẻ em có nguy hiểm hay không?

Xem thêm “Cách chữa sâu răng trẻ em như thế nào?”

Chúng ta có thể xem xét một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu răng ở trẻ em:

  • Chế độ dinh dưỡng: rất dễ nhân thấy ở các bé biếng ăn hoặc khẩu phần ăn không đa dạng, đồng nghĩa với việc vitamin và các chất dinh dưỡng cung cấp không đầy đủ, hiện tượng sâu răng sẽ dễ xảy ra hơn. Nhất là các bé thiếu canxi, sẽ làm răng yếu hơn, nhạy cảm hơn.
  • Bản thân các răng sữa hay răng vĩnh viễn lúc mới mọc, cũng chưa đủ cứng cáp nên rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân bên ngoài (acid thức ăn, vi khuẩn, thuốc uống…)
  • Chế độ vệ sinh răng miệng kém. Khi các bé ăn uống, nhất là đồ ngọt có nhiều đường và tinh bột (sữa, bánh kẹo…) mà không vệ sinh kịp thời, các mảng bám sẽ phát triển, bám lên răng và tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, tấn công men răng, gây hư răng.

Vậy nên làm gì để giúp hạn chế sâu răng ở trẻ em?

“Phòng bệnh hay hơn chữa bệnh”, câu nói này chưa bao giờ sai.

  • Đầu tiên, các bậc phụ huynh nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của bé.

Thường xuyên bổ sung canxi dưới nhiều hình thức (thực phẩm, chế phẩm bổ sung…) hàng ngày, giúp cơ thể con luôn đáp ứng đủ cho các nhu cầu phát triển xương, răng. Và điều này sẽ hạn chế tình trạng yếu răng ở bé.

Tránh cho con ăn nhiều đồ ngọt, tránh ăn đêm, bú sữa đêm. Và nếu có thì cần vệ sinh răng miệng cho bé ngay sau đó.

  • Việc quan tâm quan trọng thứ hai chính là chế độ vệ sinh răng miệng.

Bố mẹ nên chú ý vệ sinh cho con ngay từ những chiếc răng đầu tiên mọc. Khi chưa được sử dụng bàn chải, thì nên dùng miếng gạc mỏng thấm ướt và chà nướu, lau răng, lưỡi cho bé.

Khi bé đã lớn hơn, răng mọc nhiều hơn và to hơn, bạn có thể cùng con chải răng mỗi ngày. Dùng kem đánh răng có bổ sung Fluor, và là loại dành riêng cho trẻ em nhé.

Sau mỗi buổi ăn nhẹ, nên cho bé tráng miệng với nước sạch, hỗ trợ phần nào việc đẩy các chất dư thừa của thực phẩm ra khỏi khoang miệng.

  • Điều quan trong thứ 3: không cho bé sử dụng thuốc tùy tiện, nhất là kháng sinh.

Một số loại dược phẩm sẽ có tác dụng phụ làm ố vàng màu men răng. Và màu sẫm của men sau khi bị biến đổi sẽ không thể tẩy trắng được.

Chính vì thế, trong việc điều trị bệnh cho con, mẹ cũng cần trao đổi thông tin và bác sĩ sẽ có hướng giải quyết tốt nhất.

  • Vấn đề lưu ý sau cùng: hình thành thói quen khám răng định kì cho bé.

Bắt đầu từ 18 tháng, các phụ huynh nên cho con thăm khám bác sĩ nha khoa định kì 6 tháng/ lần.

Trong những lần thăm khám này, bác sĩ sẽ giúp bạn theo dõi chất lượng sức khỏe răng miệng của bé, tình trạng răng mọc như thế nào, có dấu hiệu nguy cơ làm hư hại răng hay không…và nếu có răng sâu, thì bác sĩ sẽ tiến hành chữa ngay tránh lây lan hư hại nhiều hơn.

Khi tầm soát kiểm tra sớm sẽ rất thuận lợi cho việc giữ gìn sức khỏe răng miệng tốt và kịp thời chấn chỉnh những sai lệch trong quá trình mọc răng. Điều này giúp con sỡ hữu hàm răng thẳng đều ngay đẹp khi trưởng thành.

Để được tư vấn cụ thể, các bạn có thể đưa con đến thăm khám tại phòng khám Nha khoa Quốc Bình

CS1: 19 Phạm Hồng Thái, P7, Tp. Vũng Tàu

CS2: 28 Lê Lợi, P.4, Tp. Vũng Tàu.

Hotline: 0914 83 99 66.

Trang thông tin tư vấn: https://www.facebook.com/nhakhoaquocbinh/

Nha khoa Quốc Bình Vũng Tàu.

Trả lời

0914 83 9966