Tại sao thai phụ dễ mắc bệnh răng miệng? -

Tại sao thai phụ dễ mắc bệnh răng miệng?

Tại sao thai phụ dễ mắc bệnh răng miệng?

Khi thực hiện thiên chức làm mẹ, cơ thể của người phụ nữ chịu nhiều biến đổi lớn. Vì từ lúc bắt đầu mang thai, hoc-mon trong cơ thể sẽ thay đổi, cùng với sự xáo trộn thói quen sinh hoạt hàng ngày… Những điều này khiến cho thai phụ dễ mắc bệnh răng miệng.

Môi trường pH trong khoang miệng thay đổi, cũng làm thay đổi luôn khả năng tự bảo vệ của cơ thể. Đồng thời, răng nhạy cảm hơn, vôi răng dễ tích tụ hơn. Từ đó các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…có cơ hội gia tăng hơn bình thường.

Vậy phải làm sao để giảm tỷ lệ thai phụ dễ mắc bệnh răng miệng xuống thấp?

Các bệnh lý răng miệng không chỉ gây tác động xấu với thai phụ, mà còn ảnh hưởng không tốt lên thai nhi. Chính vì vậy có chế độ chăm sóc, phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện luôn là điều cần được chú trọng.

Để giảm tình trạng thai phụ dễ mắc bệnh răng miệng, chúng ta nên khuyên các mẹ bầu:

@ Nên duy trì thói quen tốt về việc chăm sóc răng miệng hàng ngày

Dù biết trong thời kì này, thai phụ luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi khó chịu. Tuy nhiên, việc chải răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày là điều nên thực hiện nghiêm túc.

Nên kết hợp vệ sinh răng với chỉ nha khoa, hay nước súc miệng.

Thai phụ dễ mắc bệnh răng miệng nên duy trì thói quen chăm sóc răng tốt
Thai phụ dễ mắc bệnh răng miệng nên duy trì thói quen chăm sóc răng tốt

@Đừng bỏ qua bước khám răng trong thời kì mang thai

Nên khám răng, điều trị các bệnh lý răng miệng trước khi có thai..

Tuy nhiên, cũng không nên bỏ qua bước khám răng trong quá trình mang thai. Vì giai đoạn này thai phụ dễ mắc bệnh răng miệng. Nên việc khám răng trong khi mang thai sẽ là điều tuyệt vời giúp bạn bảo vệ sức khỏe hiệu quả.

Viêm nướu khi mang thai rất dễ xảy ra và cũng rất dễ phòng ngừa, hay giảm nhẹ tác hại nhờ việc vệ sinh răng miệng cẩn thận.

Lưu ý:

  • Cần thông báo với Bác sỹ về việc bạn đang có thai trước khi tiến hành bất kì thăm khám nào.
  • Hạn chế tiếp xúc tia X-quang trừ khi có yêu cầu đặc biệt.
  • Không được tự ý dùng thuốc chữa đau răng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Các phương pháp điều trị trong nha khoa có thể áp dụng trong thời kì mang thai

@Cạo vôi răng. Mảng bám tích tụ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây hại. Vì thế, trong thời kì mang thai, bạn cũng cần loại bỏ chúng.

Nên thực hiện cạo vôi răng khi bạn đã bước vào tam cá nguyệt thứ 3; Lúc này cơ thể của bạn đã thích ứng với việc mang thai, và bầu cũng chưa quá lớn nên đi đứng cũng dễ dàng.

@Trám răng. Trong 3 tháng đầu của thai kì, hầu như tất cả các điều trị không quan trọng và không liên quan đến thai nhi đều được tạm ngưng. Chính vì thế, việc thăm khám răng thường được thực hiện khi bạn đã qua khỏi tam cá nguyệt thứ nhất.

Trám răng vẫn có thể thực hiện khi bạn mang thai, nhưng vẫn cần sự đánh giá và chỉ định của nha sĩ nhé.

@Điều trị viêm nướu. Viêm nướu trong khi mang thai rất dễ xảy ra và cũng để lại biến chứng nguy hiểm nếu bệnh trở nặng.

Do thời kì này hoc-mon thay đổi… nướu rất hay bị sưng đỏ, đau và có thể chảy máu. Tình trạng viêm nướu có thể xuất hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ, và kéo dài đến tháng thứ 8. Đôi khi, có những thai phụ vẫn còn bị viêm nướu sau khi sinh.

Dù cho đây là tình trạng thường gặp nhưng bạn vẫn có thể phòng ngừa, và giảm nhẹ tác hại, nhờ việc chăm sóc răng đúng cách và thăm khám nha sĩ kịp thời.

Vậy khi đang mang thai có được nhổ răng hay làm răng sứ hay không?

@Lưu ý cho trường hợp nhổ răng.

Khi nhổ răng, thường bệnh nhân sẽ được uống thuốc giảm đau hay kháng viêm. Và nếu là thai phụ thì việc sử dụng thuốc trong thời gian này là điều cần cẩn trọng. Chính vì thế, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng thực tế và ra quyết định chọn giải pháp nào tốt nhất cho bạn.

@Có nên làm răng sứ khi đang mang thai?

Làm răng sứ được xếp vào nhóm điều trị thẩm mỹ chưa cấp thiết. Trong quá trình làm răng sẽ có công đoạn mài cùi răng, chụp X-quang, hay có cả việc gây tê khi mài cùi… Một số bước trong quá trình thực hiện có thể cần bạn phải nằm trên ghế nha từ 30 phút trở lên. Đối với thai phụ thì việc nằm lâu như thế sẽ gây nhiều mệt mỏi. Chính vì vậy, nếu đang mang thai, và thực sự chưa cần làm răng sứ thì bạn nên chờ đợi sau khi hoàn thành sinh nở nhé.

Trong một số trường hợp bắt buộc phải làm, thì cần nha sĩ theo dõi và chăm sóc tốt cho bạn. Và lúc này lựa chọn phòng khám uy tín, có bác sĩ lành nghề là điều rất quan trọng.

Như vậy, thông qua các chia sẽ trên, các bạn phần nào đã biết được vì sao thai phụ dễ mắc bệnh răng miệng. Đồng thời cũng biết được cách đề phòng bệnh cũng như bảo vệ nâng cao sức khỏe.

Ở Vũng Tàu, các bạn có thể khám và tư vấn miễn phí với các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm tại

NHA KHOA QUỐC BÌNH VŨNG TÀU

Bác sĩ trưởng BS PHAN QUỐC BÌNH

CS1: 19 Phạm Hồng Thái, Phường 7, Tp. Vũng Tàu.

(Nghỉ Chủ Nhật hàng tuần)

☎️ 09148399 66/ (0254) 383 99 66

CS2: 28 Lê Lợi, Phường 4, Tp. Vũng Tàu.

(Nghỉ Thứ 7 hàng tuần)

☎️ (0254) 381 83 18

CS3: 649 Trương Công Định, Phường 7, Tp. Vũng Tàu

Bs phụ trách BS. NGUYỄN HỮU CHIẾN

☎️ 0708 649 649

(Nghỉ Thứ 6 hàng tuần)

⏰Thời gian làm việc: 7h30-11h30, 14h-20h30

Fanpage thẩm mỹ răng: https://www.facebook.com/nhakhoathammyquocbinh/

Fanpage răng tổng quát: https://www.facebook.com/nhakhoaquocbinh/

Trả lời

0914 83 9966