Những điều cần biết khi trẻ em có tình trạng dính thắng lưỡi -

Những điều cần biết khi trẻ em có tình trạng dính thắng lưỡi

Những điều cần biết khi trẻ em có tình trạng dính thắng lưỡi

Hạ sinh một đứa trẻ khỏe mạnh là điều cha mẹ nào cũng mong muốn. Tuy nhiên sẽ có một số dị tật bẩm sinh có khả năng sảy ra, và được phát hiện sau khi bé chào đời. Trong đó dính thắng lưỡi là một dị tật nhẹ nhưng gây ảnh hưởng không nhỏ đến bé. Vậy nếu chẳng may bé gặp tình trạng này thì cần phải làm sao?

Những điều cần biết khi trẻ em có tình trạng dính thắng lưỡi
Những điều cần biết khi trẻ em có tình trạng dính thắng lưỡi

Hiểu thế nào về dị tật dính thắng lưỡi?

Dính thắng lưỡi là tình trạng dây thắng lưỡi (lớp màng mỏng niêm mạc dưới lưỡi) ngắn, gây hạn chế cử động bình thường của lưỡi.

Theo thống kê khoảng 4%-5% ở trẻ sơ sinh bị dị tật nầy (the tin Bệnh viện Nhi Đồng 1)

Bệnh được phát hiện trong tháng đầu sau khi sinh, hoặc vài tháng sau đó khi bé có biểu hiện khó bú, bú lâu, lên cân chậm. Và đây cũng chính là nguyên nhân gây khó khăn trong phát âm và trong việc ăn uống của trẻ.

Dính thắng lưỡi có nhiều mức độ, trong đó có dính thắng lưỡi hoàn toàn, hay chỉ dính một phần.

Biểu hiện của dính thắng lưỡi như thế nào?

Tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ nhiều hay ít, dính thắng lưỡi có một số biểu hiện điển hình như sau:

  • Bé khó cử động lưỡi. Đầu lưỡi không thể thè ra ngoài môi được. Và cũng không đụng nóc vòm họng được.
  • Khi thè lưỡi thì đầu lưỡi lại có hình dáng vuông. Còn khi khóc đầu lưỡi trẻ cong lại có hình cánh chim én đang bay.
  • Các răng cửa hàm dưới thường có xu hướng tách rời hoặc nghiêng.
  • Đồng thời trẻ bú rất lâu do khó bú, và hay làm đau núm vú của mẹ.
  • Khi lớn lên, dính thắng lưỡi gây khó khăn trong phát âm.
Dính thắng lưỡi khi bé đang khóc có hình cánh én đang bay
Dính thắng lưỡi khi bé đang khóc có hình cánh én đang bay

Vậy có nên cắt thắng lưỡi khi bé đang bị tình trạng dính thắng lưỡi hay không?

Điều trị dị tật dính thắng lưỡi sẽ tùy vào từng trạng mà bác sĩ có hướng xử lý khác nhau.

Thông thường, sau khi sinh, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát cho trẻ. Nếu có phát hiện dị tật hay nghi ngờ dị tật thì sẽ được chuyển cho các bác sĩ chuyên khoa.

  • Với tình trạng dính thắng lưỡi màng, thì bác sĩ răng hàm mặt sẽ tiến hành cắt nhanh. Lúc này, các mạch máu chưa đến nuôi dưỡng nhiều, nên hầu như trẻ sơ sinh rất ít đau, bú mẹ bình thường sau 10-15 phút.
  • Nhưng nếu bé bị dính thắng lưỡi hoàn toàn, thì cần phẫu thuật tạo hình sau khi bé lớn hơn 2 tuổi.

Những lưu ý quan trọng khi chữa trị dị tật này

@Không nên cắt thắng lưỡi trong các trường hợp sau:

Điều trị phẫu thuật cắt thắng lưỡi hay tạo hình, cần theo dõi và đánh giá mức độ cấp thiết khi bé gặp bệnh lý như máu khó đông, hay bệnh suy giảm tiểu cầu, tiểu đường…

@Phẫu thuật điều trị dính thắng lưỡi có gây biến chứng không?

Cần xác định đây là điều trị đơn giản, thủ thuật nhanh gọn, không tốn nhiều thời gian, không gây nguy hiểm.

Với các trường hợp dính thắng lưỡi nặng, phẫu thuật ở trẻ em cần gây tê hay gây mê. Và các loại thuốc sử dụng an toàn cho trẻ. Sau điều trị, bé có thể sinh hoạt bình thường.

Tuy nhiên, cũng lưu ý với các bạn trường hợp trẻ có phần dính thắng lưỡi quá dầy hay quá ngắn; Hoặc độ tuổi thực hiện điều trị quá muộn sẽ gây chảy máu nhiều hơn nhé. Do bé càng lớn, khu vực ấy sẽ được máu nuôi dưỡng nhiều hơn.

@Biểu hiện bình thường sau khi phẫu thuật dính thắng lưỡi cha mẹ cần chú ý:

  • Trong 1-2 ngày đầu sau phẫu thuật, bé thường có cảm giác đau (trường hợp phẫu thuật muộn). Khiến cho việc ăn uống gặp chút khó khăn.
  • Ngay vị trí cắt thắng lưỡi (bằng dao điện hay tia laser) thường có vệt màu trắng. Đây là phần mô được xử lý để cầm máu cho vết thương.
  • Bé có thể sốt nhẹ trong những ngày đầu do cơ thể đang phản ứng thích nghi với hoạt động mới.
  • Vết thương ở những phẫu thuật gây tê thường lành trong 5-7 ngày sau thực hiện. Cần uống thuốc được kê theo toa để sinh hoạt hàng ngày thoải mái hơn nhé.

Chăm sóc bé thế nào là đúng sau khi phẫu thuật dính thắng lưỡi

  • Quan sát con hàng ngày, và không cho con đụng chạm vào vùng phẫu thuật.
  • Nên cho trẻ uống sữa, hay ăn thức ăn lỏng vào những ngày đầu tiên. Nhớ để nguội thực phẩm nhé.
  • Tập cho con vận động lưỡi (trong một số trường hợp phẫu thuật có khâu mô) theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Uống thuốc đúng và đủ theo toa.
  • Nếu có gì bất thường ngoài những điểm được nêu trên đây, bạn cần đưa bé quay lại phòng khám để kiểm tra ngay nhé.

Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin, các bạn có thể liên hệ:

NHA KHOA QUỐC BÌNH VŨNG TÀU

19 Phạm Hồng Thái, phường 7, Thành phố Vũng Tàu.

28 Lê Lợi, phường 4, Thành phố Vũng Tàu.

Hotline: 0914 83 99 66

Trang trực tuyến: https://www.facebook.com/nhakhoaquocbinh/

Trả lời

0914 83 9966