Những dấu hiệu viêm nướu răng dễ nhận biết và cách phòng ngừa. -

Những dấu hiệu viêm nướu răng dễ nhận biết và cách phòng ngừa.

Những dấu hiệu viêm nướu răng dễ nhận biết và cách phòng ngừa.

Viêm nướu răng là một bệnh lý rất thường gặp ở mọi lứa tuổi. Chúng gây cho bệnh nhân cảm giác đau nhức khó chịu. Nếu không chữa trị sớm, viêm nướu răng còn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. Những dấu hiệu viêm nướu răng dễ nhận thấy nhất và cách phòng ngừa được chia sẽ ngay sau đây.

Những dấu hiệu viêm nướu răng dễ nhận biết và cách phòng ngừa.
Những dấu hiệu viêm nướu răng dễ nhận biết và cách phòng ngừa.

Những đấu hiệu viêm nướu răng rất dễ nhận biết

@Nướu sưng đỏ, đau nhức. Đây là dấu hiệu đầu tiên mà các bạn hay gặp phải. Bạn sẽ thấy nướu răng nơi bị viêm ửng đỏ và sưng nhẹ so với chổ răng khỏe mạnh. Kèm theo đó, bạn có thể thấy dấu hiệu khó chịu, đau nhức.

@Chảy máu chân răng. Tình huống này xảy ra khi vùng viêm nướu răng bị tổn thương nhiều. Khi đó bạn chải răng hay ăn nhai một số thực phẩm cứng, sẽ có hiện tượng chảy máu chân răng.

@Vôi răng và mảng bám tích tụ nhiều. Đây cũng là trường hợp chúng ta hay gặp trong thực tế. Do vệ sinh răng không sạch, các mảng bám đóng cứng quanh cổ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Vôi răng càng nhiều sẽ càng làm cho viêm nướu răng nặng thêm.

@Miệng có mùi hôi. Tại các mô nướu bị viêm, vi khuẩn thường trú ngụ khá nhiều, và bạn không thể làm sạch chúng bằng cách thông thường. Lâu ngày, chúng sẽ làm miệng bạn có mùi hôi khó chịu.

@Tụt nướu lộ cổ chân răng. Khi nướu viêm, sưng tấy, lớp nướu sẽ tách dần chân răng và gây ra hiện tượng tụt nướu. Tụt nướu sẽ làm lộ lớp ngà chân răng, răng bạn sẽ rất nhạy cảm với tác động bên ngoài. Ngoài ra, còn làm cho răng bạn trông có vẻ dài hơn các răng bình thường lân cận, và nguy cơ lung lay, mất răng.

@Viêm nướu răng làm giãn rộng khoảng cách, tạo khe hở giữa các răng. Và điều này càng làm cho thực phẩm dễ nhét kẻ răng, kéo theo tình trạng xấu hơn.

Khi viêm nướu nhiều có thể khiến bạn sốt nhẹ và chán ăn…

Những nguyên nhân gây viêm nướu răng thường gặp nhất

Vệ sinh răng miệng không đúng cách. Nếu bạn chỉ chải răng sơ sài, không lấy sạch mảng bám còn sót lại sau khi ăn; Thì các mảng bám tồn đọng lại ngày một nhiều và là môi trường béo bở cho vi khuẩn gây viêm nướu răng phát triển.

Nếu bạn là người thường xuyên hút thuốc lá, thì bạn chính là đối tượng rất hay bị viêm nướu.

Ngoài ra, ở phụ nữ mang thai, hay đến chu kì kinh nguyệt; Cơ thể thay đổi một số hormone, và giảm sức đề kháng cũng khiến vi khuẩn phát triển nhiều hơn.

Ở một số bệnh nhân đang suy giảm hệ miễn dịch (bệnh tiểu đường, HIV…) cũng là đối tượng mắc bệnh viêm nướu rất cao.

Nếu trong khoang miệng của bạn không đủ lượng nước bọt cần thiết để cân bằng độ ẩm, miệng sẽ khô. Khô miệng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và kéo theo viêm nướu răng.

Một số vấn đề khác như đang mọc răng, hay sâu răng…cũng có thể làm viêm nướu

Biến chứng nguy hiểm khi không điều trị viêm nướu răng

Bệnh viêm nướu kéo dài mà không được chữa trị sẽ lây lan đến các mô lành ở chân răng, nguy cơ gây ra bệnh viêm nha chu. Có thể dẫn đến mất răng.

Ngoài ra, các bệnh lý răng miệng luôn tiềm ẩn nguy cơ làm gia tăng các bệnh khác như đau tim, đột quỵ…Phụ nữ mang thai mắc phải bệnh nha chu, thường có khả năng sinh non…

@Vậy điều trị thế nào cho đúng?

  • Nếu viêm nướu mới xuất hiện, tình trạng sưng nhức nhẹ. Chỉ cần làm sạch vôi răng để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
  • Nếu bệnh đã tiến triển nặng hơn, xuất hiện mủ. Ngoài việc lấy vôi răng, làm sạch túi mủ, bác sĩ sẽ kê toa thêm một số loại thuốc kháng viêm.
  • Nếu nướu thường xuyên bị sưng viêm do răng khôn mọc lệch, thì sau khi giảm viêm, bạn nên nhổ bỏ răng khôn để tránh ảnh hưởng răng lân cận.
  • Trường hợp viêm nha chu phát triển làm răng lung lay, hư hại mô mềm quanh răng; Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần nha chu bị tổn thương, và ghép nướu để giữ răng không rụng mất.

Phòng ngừa hiệu quả bệnh viêm nướu

  • Dùng chỉ nha khoa để lấy sạch mảng bám còn sót lại trên răng. Có thể kết hợp súc miệng bằng nước muối pha loãng.
  • Đánh răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày. Lưu ý, chải răng sau khi ăn 30 phút và trước khi ngủ. Thời gian chải răng khoảng 2-3 phút nhé.
  • Thay bàn chải lông cứng bằng bàn chải lông mềm, đầu sợi lông bàn chải bo tròn. Thao tác chải răng nhẹ nhàng, xoay tròn theo chiều dọc thân răng, tránh chải ngang.
  • Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin C
  • Uống đủ lượng nước cần cho cơ thể mỗi ngày.
  • Tránh hút thuốc lá, giảm rượu bia, hay các thức ăn nhiều đường như bánh kẹo…
  • Tập thói quen khám định kỳ răng miệng 6 tháng/ lần nữa nhé.

Phát hiện sớm viêm nướu răng và điều trị kịp thời sẽ giúp bạn phòng ngừa các bệnh lý răng miệng khác.

Khám và tư vấn miễn phí tại:

NHA KHOA QUỐC BÌNH VŨNG TÀU

☎️ Hotline: 0914 83 99 66

19 Phạm Hồng Thái, P.7, Tp. Vũng Tàu

28 Lê Lợi, P.4, Tp. Vũng Tàu

Trang thông tin online:

https://www.facebook.com/nhakhoaquocbinh/

https://www.facebook.com/nhakhoathammyvungtau/

Trả lời

0914 83 9966