Bệnh nhiệt miệng không quá xa lạ với tất cả mọi người. Hầu như ai cũng từng mắc phải vài lần trong đời. Đây không phải là loại bệnh nghiêm trọng, nhưng lại gây khó chịu cực kì cho người đang mắc phải. Bệnh nhiệt miệng có thể phòng ngừa nếu như bạn biết cách ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.
Chắc chắn xung quanh bạn sẽ có người đang gặp phải tình trạng lở miệng, hay có mặt trăng trong miệng; chúng gây đau và sót cho dù chỉ uống 1 ngụm nước. Cơn đau của bệnh nhiệt miệng khiến bạn ăn không ngon, ngủ không yên, và ko muốn mở miệng để nói chuyện. Vì tất cả sẽ chỉ là 1 cảm giác vô cùng đau ập đến.
Liệu bạn có tò mò muốn biết thêm về căn bệnh nhiệt miệng này không?
Thông tin đầu tiên sẽ giúp trấn an các bạn, bệnh nhiệt miệng hầu như ai cũng gặp phải vài lần trong đời, nên bạn sẽ không ngoại lệ. Có nhiều người còn gặp phải thường xuyên, 1-2 tháng lại bị 1 lần.
Biểu hiện của bệnh rất dễ nhận thấy. Bên trong miệng của bạn ban đầu sẽ xuất hiện mụn nước nhỏ, và chúng rất dễ vỡ. Thường sẽ nằm ở bên trong má, môi, đầu lưỡi hay nướu.
Sau khi vỡ để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng, hình tròn hoặc hình bầu dục. Có đường kính từ 2-10 mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi. Vết lở này gây đau khi cử động miệng (nói hoặc khi ăn uống). Mọi người còn gọi đây là mặt trăng nữa nhé.
Bệnh nhiệt miệng không gây sốt, không gây sưng hạch, và thường tự khỏi. Nhưng nếu không biết chăm sóc đúng cách, chúng lại có khả năng viêm cấp và gây đau sốt nhiều…
Quan điểm của nhiều người cho rằng bệnh nhiệt miệng xuất hiện do cơ thể nóng. Liệu có đúng không?
Nhiều người định nghĩa cơ thể nóng là do bạn ăn uống quá nhiều loại thực phẩm chứa nhiều đường, hay quá cay, uống rượu bia nhiều…
Tuy nhiên, theo y học thì bệnh nhiệt miệng có rất nhiều nguyên nhân như gây nên, có thể do một số nguyên nhân sau:
- Do răng sâu, viêm quanh răng, viêm quanh chóp răng, viêm tủy răng…;
- Do sang chấn như té cấn vào môi má, hay vô tình cắn môi, cắn má trong lúc ăn.
- Do nhiễm vi khuẩn, virut.
- Do phản ứng giữa khoang miệng với vài chất nào đó có trong kem đánh răng, nước súc miệng; Hay chế độ ăn thiếu axit folic ở phụ nữ mang thai.
- Ngoài ra, stress cũng có thể làm gia tăng tình trạng lở miệng.
Phòng tránh bệnh nhiệt miệng có được không?
Bệnh nhiệt miệng là bệnh lành tính. Nên có lẽ thế mà mọi người thường chủ quan và không phòng tránh. Tuy nhiên, nếu ai đã từng bị khổ sở vì căn bệnh này thì sẽ thấy những ngày bị lỡ miệng thật sự không dễ dàng trôi qua.
Vậy nếu muốn ngăn ngừa tối đa sự xuất hiện của chúng, lời khuyên đầu tiên dành cho bạn luôn là: uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả tươi, và hạn chế stress.
Với những bạn hay bị tái đi tái lại nhiều lần trong thời gian ngắn, thì cần đi khám bệnh. Để bác sĩ giúp bạn xác định nguyên nhân đúng và đưa giải pháp điều trị phù hợp.
@Nếu có viêm loét nhẹ, có thể rút ngắn thời gian bệnh bằng cách:
- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ,
- Tăng cường sức đề kháng (uống Vitamin C), bổ sung Vitamin nhóm B,
- Uống thuốc giảm đau, chống dị ứng…
- Sử dụng một số chất kháng khẩn tự nhiên cũng giúp bảo vệ bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh nhiệt miệng. Chẳng hạn như trà xanh giúp ngăn ngừa bệnh nhiệt miệng. Và làm giảm tác động của bệnh này giúp bạn thấy thoải mái hơn.
@Nếu đã bị biến chứng nhiễm trùng nặng, viêm lan tỏa, cơ thể suy nhược…thì bạn cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ nhé.
Lưu ý: các bệnh lý xảy ra ở miệng, muốn giảm thiểu tác hại thì yếu tố giữ gìn vệ sinh răng miệng luôn được đặt lên hàng đầu. Cần lựa chọn các loại kem đánh răng phù hợp có chứa các thành phần tinh chất tự nhiên là tốt nhất.
Như vậy, bệnh nhiệt miệng tuy là bệnh lành tính nhưng lại gây ra sự khó chịu, bất tiện trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Hãy tham khảo nhiều thông tin bổ ích giúp đẩy lùi căn bệnh đánh ghét trên nhé.
Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin, các bạn có thể liên hệ:
NHA KHOA QUỐC BÌNH VŨNG TÀU
19 Phạm Hồng Thái, phường 7, Thành phố Vũng Tàu.
28 Lê Lợi, phường 4, Thành phố Vũng Tàu.
Hotline: 0914 83 99 66
Trang trực tuyến: https://www.facebook.com/nhakhoaquocbinh/