Phụ nữ mang thai cơ thể có rất nhiều sự biến đổi, nhất là nhu cầu canxi. Và khi lượng khoáng chất này thiếu hụt, sẽ dễ dẫn đến các bệnh về răng miệng. Chẳng hạn như sâu răng, viêm nướu…Vậy nếu không may, mẹ bầu mắc phải bệnh thì có nên nhổ răng sâu khi mang thai hay không? Cùng tìm hiểu ngay sau đây Phụ nữ đang mang thai thường gặp những vấn đề răng miệng gì? Trong 3 tháng đầu của thai kì, có thể bạn sẽ chưa nhận thấy sự thay đổi lớn trong cơ thể. Tuy nhiên, khi thai nhi bước vào tuần thứ 24-25, đây là giai đoạn cơ thể của bé có nhu cầu lớn về canxi để hình thành hệ xương. Và như vậy sẽ có sự biến đổi lớn về lượng canxi ở người mẹ. Sự thay đổi đầu tiên chính là mô xương ở hàm răng. Mặt khác, thói quen ăn uống của mẹ bầu cũng thay đổi khác thường. Ăn nhiều bữa hơn, thích ăn vặt, thích ăn ngọt và lại lười chăm sóc răng miệng. Kết hợp với việc hóc-mon thay đổi khiến cho nướu dễ bị sưng to – chảy máu, dễ tích tụ cao răng, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển… Và như vậy, bệnh viêm nướu hay sâu răng sẽ được cơ hội bùng phát. Khi ấy, mẹ bầu sẽ cố chịu đựng, hay có cần phải nhổ răng sâu khi mang thai hay không? Lời giải đáp dần được sáng tỏ ở những phần sau đây. Sức khỏe răng miệng của mẹ bầu không tốt có gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên thai nhi hay không? Xin khẳng định “Người mẹ có một cơ thể khỏe mạnh sẽ góp phần lớn cho sự khỏe mạnh của thai nhi” Việc cơ thể người mẹ gặp nhiều trục trặc trong sức khỏe nói chung chắc chắn sẽ để lại ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Và chuyện răng miệng cũng vậy. Trong khi đang mang thai mà mẹ lại gặp những bệnh lý răng miệng nghiêm trọng, thì chắc hẳn em bé sau khi sinh ra cũng không thể khỏe mạnh như bé bình thường. Nguyên nhân có thể gián tiếp chẳng hạn người mẹ bị đau răng không thể ăn uống hay nghỉ ngơi tốt, từ đó cơ thể không nạp đủ dưỡng chất cho con. Bé sinh ra sẽ có hệ tiêu hóa kém, và sự miễn dịch cơ thể cũng kém hơn trẻ khác. Hoặc có thể do nguyên nhân các viêm nhiễm trong miệng gia tăng, lượng vi khuẩn sinh sôi nhiều sẽ thâm nhập qua máu. Lúc này, cơ thể người mẹ sẽ được kích hoạt và sản sinh ra chất chống lại sự nhiễm trùng. Vô tình chất này có khả năng kích thích co thắt tử cung và gây ra tình trạng sinh non. Như vậy, quả thật bệnh lý răng miệng của mẹ có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thai nhi và cả khi bé chào đời. Chúng ta phải làm sao nếu gặp tình huống bị sâu răng khi mang thai? Có nên nhổ răng sâu khi mang thai? Dù biết các ảnh hưởng to lớn của bệnh lý răng miệng ở người mẹ lên thai nhi. Tuy nhiên, giai đoạn mang thai là giai đoạn khá nhạy cảm và hạn chế tối đa các can thiệp thuốc men lên người mẹ. Vì thế, khi xảy ra bất kì vấn đề gì về sức khỏe răng miệng, mẹ bầu cũng cần được thăm khám và nhận sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ. Quyết định có nên nhổ răng sâu khi mang thai sẽ phụ thuộc vào ý kiến chuyên môn từ phía bác sĩ. Nếu răng sâu đang trong giai đoạn chớm bệnh, bạn có thể được chữa duy trì và không có bất kì can thiệp thuốc men. Có thể tăng cường vệ sinh răng, theo dõi và chăm sóc răng miệng kỹ hơn. Nếu sâu răng đã phát triển, phá hủy lớp men răng, có gây khó khăn cho ăn nhai hay sinh hoạt hàng ngày; Thì bác sĩ sẽ thường chỉ định trám răng tạm thời và theo dõi đến khi bạn sinh em bé xong sẽ điều trị tiếp. Nếu sâu răng quá nặng, gây đau đớn, sưng viêm bưng mủ…thì sẽ tùy vào mức độ ưu tiên mà bác sĩ khuyên bạn nên làm gì. Không nên tự ý quyết định nhổ răng khi mang thai nhé. Lưu ý: các việc vệ sinh răng hay trám răng, hoặc các can thiệp khác vào răng miệng nên thực hiện ở tam cá nguyệt thứ 2. Vì lúc này, cơ thể người mẹ chưa quá nặng nề gây khó khăn khi di chuyển; và thai nhi cũng đã ổn định hơn. Nếu không nên nhổ răng sâu khi mang thai thì cần phải làm gì để răng miệng luôn tốt trong suốt thai kì? @Đầu tiên, bạn cần lưu ý đến giai đoạn trước khi mang thai. Đừng để “Nước đến chân mới nhảy” Chăm sóc răng miệng thật tốt, ăn uống đầy đủ và cân bằng các dưỡng chất trước khi quyết định có em bé. Nếu có sâu răng hay viêm nướu…thì nên đi chữa trị triệt để trước khi mang thai. @Khi đã có thai, cần chăm sóc răng miệng như thế nào? Do các yếu tố cơ thể thay đổi được đề cập ở trên, bạn cần phải chú ý nhiều hơn vấn đề chăm sóc vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống. Nên chải răng thường xuyên, dùng bàn chải lông mềm giúp giảm tác động mạnh lên nướu. Đồng thời dùng chỉ nha khoa lấy sạch các mảng bám thức ăn còn sót lại. Bước cuối cùng, bạn có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý giúp ngăn cản triệt để cơ hội phát triển của vi khuẩn. Nếu bạn ốm nghén và hay nôn mửa, hãy tráng miệng ngay bằng nước lọc nhằm giảm nồng độ axit trong dịch nhầy khi nôn. Như vậy cũng giảm khả năng men răng bị hư hại, từ đó giảm khả năng sâu răng khi  mang thai. Khi có bất kì dấu hiệu bất thường về răng miệng, hãy đến ngay các trung tâm nha khoa uy tín để được thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên môn nhé. —- ☘️ ☘️ ☘️—- NHA KHOA QUỐC BÌNH VŨNG TÀU CS1-19 Phạm Hồng Thái, phường 7, Thành phố Vũng Tàu. CS2-28 Lê Lợi, phường 4, Thành phố Vũng Tàu. Hotline: 0914 83 99 66/ 0254 383 9966 Hay CS3 – 649 Trương Công Định, phường 8, Thành phố Vũng Tàu. Hotline: 0708 649 649 Trang trực tuyến: https://www.facebook.com/nhakhoaquocbinh/ https://www.facebook.com/nhakhoathammyvungtau/

Trả lời