Sai khớp cắn – tình trạng không phải hiếm gặp hiện nay. Nếu như khớp cắn bình thường của một bộ răng đều đặn, sẽ giúp các chức năng ăn nhai đúng đắn, xương hàm phát triển cân đối và giọng nói khỏe mạnh. Thì sai khớp cắn sẽ làm tăng nguy cơ các bệnh lý răng miệng.
Cùng Nha khoa Quốc Bình tìm hiểu thêm về nguyên nhân gây sai khớp cắn ở trẻ em và người lớn; Các loại khớp cắn sai lệch và phương pháp chẩn đoán, điều trị nhé.
Nguyên nhân gây ra tình trạng sai khớp cắn
Ở trẻ em, phần lớn là do di truyền. Tuy nhiên, có một số trường hợp do thói quen có thể làm thay đổi hình dạng hàm của trẻ trong những năm đầu đời. Như:
- Hở môi và vòm miệng
- Mút ngón tay cái khi còn nhỏ
- Thường xuyên sử dụng núm vú giả khi trẻ trên 3 tuổi
- Bú bình trong thời gian dài
- Răng có hình dạng kỳ lạ
- Chấn thương khiến hàm bị lệch
- U ở miệng hoặc hàm
- Khoảng cách nhỏ giữa các răng sữa
Ở người lớn, thường gặp:
- Mòn răng: Chúng ta sử dụng răng để ăn và nói hàng ngày. Và khi ngủ, chúng ta cũng có thể bị nghiến răng. Vì vậy, việc răng bị mòn là điều khá tự nhiên, khiến răng bị dịch chuyển.
- Răng chen chúc: Càng lớn tuổi, xương hàm càng nhỏ lại khi mật độ xương giảm. Điều này gây mất cân bằng giữa răng và kích thước xương hàm, có khả năng dẫn đến tình trạng răng chen chúc.
- Vệ sinh răng miệng kém: Một thói quen tốt là bạn nên đến nha sĩ để được vệ sinh răng miệng chuyên sâu và kiểm tra sau mỗi 6 – 12 tháng.
Nếu không, vệ sinh răng miệng kém có thể dẫn đến sâu răng và khiến bạn mất răng. Và nếu không phục hồi răng mới, điều này có thể dẫn đến tình trạng răng không thẳng hàng.
- Bệnh nướu răng: đây là một hậu quả khác của việc vệ sinh răng miệng kém, vì nó cho thấy sự tích tụ mảng bám.
Nó có thể dẫn đến tình trạng răng lung lay, tụt nướu và xương hàm bị tiêu. Những nguyên nhân này thường gây mất răng, có thể dẫn đến tình trạng răng lệch lạc.
Các loại sai khớp cắn thường gặp
Có 7 loại sai khớp cắn chính. Mỗi loại khớp cắn sai lệch này đều gây ra các vấn đề khác nhau như khó nhai, nói và/hoặc tăng nguy cơ tích tụ mảng bám.
Cắn sâu (Overbite)
Khi răng hàm trên chồng lên răng hàm dưới theo chiều dọc. Hầu hết mọi người đều có một số dạng cắn sâu. Nếu tình trạng này nhẹ, có thể không cần điều trị.
Nhưng nếu tình trạng này chồng lên nhau nghiêm trọng, nó có thể gây đau đầu và tăng xu hướng nghiến răng, gây đau hàm. Do đó, trong những trường hợp như vậy, nên điều trị chỉnh nha.
Cắn sâu (Overjet)
Khi răng cửa trên chồng lên răng cửa dưới theo chiều ngang. Còn được gọi là răng thỏ,
Bạn có thể gặp khó khăn khi nhai, uống, cắn và nói. Bạn cũng có thể thường xuyên cắn lưỡi hoặc bên trong má. Cắn sâu thậm chí có thể gây đau hàm và khó khép môi.
Cắn hở
Là tình trạng răng trên và răng dưới không chạm vào nhau khi miệng đóng lại.
Cắn hở có thể khiến việc nhai và cắn thức ăn trở nên khó khăn. Tình trạng răng này cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng nói và gây ra các vấn đề như bị gãy răng.
Cắn ngược
Cắn ngược là tình trạng răng dưới nhô ra và phủ ngoài răng trên. Loại sai lệch khớp cắn này thường là do di truyền và có thể cần phẫu thuật đối với những trường hợp nghiêm trọng.
Những người bị cắn ngược sẽ gặp khó khăn khi nhai thức ăn, nói và răng hàm dưới của bạn cũng có thể bị mòn nhanh hơn.
Cắn chéo
Là tình trạng một số răng trên nằm sau răng dưới. Các yếu tố như di truyền và thói quen mút ngón tay cái kéo dài góp phần gây ra tình trạng cắn chéo.
Cắn chéo có thể gây sâu răng, ngưng thở khi ngủ, đau đầu thường xuyên, đau hàm cũng như các cơ vai và cổ.
Răng chen chúc
Tình trạng hàm răng không đủ chỗ cho tất cả các răng mọc đúng vị trí. Khi đó, răng của bạn sẽ chồng lên nhau, xoắn, đẩy về phía trước hoặc phía sau.
Răng chen chúc có thể khiến việc chải răng và dùng chỉ nha khoa trở nên khó khăn, khiến mảng bám và vi khuẩn tích tụ trong miệng.
Răng thưa (Diastema)
Có khoảng hở giữa hai răng, thường gặp nhất là răng cửa hàm trên. Mặc dù tình trạng này có thể được nhiều người không quan tâm, tuy nhiên nó lại gây ra một số vấn đề về răng miệng.
Răng thưa ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn vì có thể gây ra sự tích tụ mảng bám ở các khoảng hở, có khả năng dẫn đến bệnh nha chu.
Cách chẩn đoán sai khớp cắn
Ở trẻ em:
Cha mẹ được khuyến khích đưa con đi khám răng lần đầu khi trẻ được 1 tuổi và hai lần một năm sau đó. Điều này sẽ giúp phát hiện sớm mọi vấn đề sai lệch răng.
Đến 6 hoặc 7 tuổi khi răng vĩnh viễn bắt đầu mọc, bạn nên đặt lịch hẹn với bác sĩ chỉnh nha. Họ sẽ kiểm tra tình trạng khớp cắn và tư vấn xem có cần điều trị hay không nhé.
Ở người lớn:
Chẩn đoán sai khớp cắn ở người lớn trong các lần khám răng định kỳ. Nha sĩ sẽ kiểm tra răng và chụp X-quang (nếu cần) để kiểm tra tình trạng sai lệch.
Cách điều trị sai khớp cắn
Niềng răng mắc cài
Niềng răng là một phần của nha khoa thẩm mỹ, sử dụng mắc cài kim loại, dây và mô-đun để định vị lại răng của bạn.
Tần suất khám răng: 4 tuần một lần
Chi phí: 20 triệu – 70 triệu
Niềng khay trong suốt:
Hệ thống niềng răng trong suốt sử dụng vật liệu chuyên biệt và công nghệ hiện đại để tối ưu hóa chuyển động của răng.
Tần suất khám răng: 6 – 8 tuần một lần
Chi phí: 45 triệu – 120 triệu
Phẫu thuật hàm mặt
Đối với tình trạng sai khớp cắn do vấn đề về xương, phương pháp chỉnh nha sẽ không đủ. Trong những trường hợp như vậy, bác sĩ nha khoa sẽ giới thiệu bạn đến Bệnh viện phẫu thuật hàm mặt.
Trong quá trình phẫu thuật, hàm trên/dưới có thể được di chuyển về phía trước hoặc phía sau, hoặc mở rộng để căn chỉnh hàm của bạn một cách đối xứng.
— —
NHA KHOA QUỐC BÌNH VŨNG TÀU
Bác sĩ trưởng BS PHAN QUỐC BÌNH
CS1: 19 Phạm Hồng Thái, Phường 7, Tp. Vũng Tàu.
09148399 66/ (0254) 383 99 66
CS2: 28 Lê Lợi, Phường 4, Tp. Vũng Tàu.
(0254) 381 83 18 / 0942 231 212
CS3: 649 Trương Công Định, Phường 7, Tp. Vũng Tàu
Bs phụ trách BS. NGUYỄN HỮU CHIẾN
0708 649 649
Thời gian làm việc: 7h30-11h30, 14h-20h30