Sâu răng sữa ở trẻ em có đáng lo lắng? -

Sâu răng sữa ở trẻ em có đáng lo lắng?

Sâu răng sữa ở trẻ em có đáng lo lắng?

Tình trạng sâu răng sữa ở trẻ em rất thường gặp ở nước ta. Khi con em chúng ta gặp tình trạng này, có phụ huynh thì lo lắng, cũng có phụ huynh không quan tâm nhiều. Vì cho rằng răng sữa rồi cũng sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, sâu răng sữa sẽ không hề dễ chịu với các bé đâu nhé.

Sâu răng sữa ở trẻ em sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng nào. Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Như các bài chia sẽ trước, hệ thống răng sữa của các bé sẽ gồm 20 răng, phân đều cho 2 hàm trên/ dưới. Chiếc răng sữa đầu tiên thường sẽ mọc từ thời điểm 6 tháng tuổi và hoàn tất khi bé được 30 tháng.

Giai đoạn thay răng của các bé thông thường sẽ diễn ra khi bước vào lớp 1, và khoảng 13-14 tuổi sẽ kết thúc quá trình này.

Hệ răng sữa tuy không phải là răng chính, nhưng lại giữ vai trò khá quan trọng cho giai đoạn đầu đời của bé. Răng sữa giúp bé ăn nhai, phát âm, cân đối gương mặt và giữ chổ cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí.

Nguyên nhân khiến cho bé gặp tình trạng sâu răng sữa

Theo các chuyên gia răng miệng trẻ em, sâu răng sữa thường được xuất phát từ các nguyên nhân sau:

@Do người mẹ. Trong quá trình mang thai, nếu người mẹ gặp phải các bệnh răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu…thì em bé sau khi sinh cũng có tình trạng men răng yếu. Vì thế các chuyên gia thường khuyên các chị em phụ nữ trước khi mang thai nên khám tổng quát răng miệng. Chữa triệt để nếu có bệnh và thường xuyên theo dõi sức khỏe răng miệng trong suốt thai kỳ.

@Do quá trình ăn uống không lành mạnh của bé. Trẻ em có thói quen thích tiêu thụ đồ ngọt trong khi cấu trúc răng của trẻ không khỏe mạnh như người lớn. Thường lớp men răng và ngà răng đều rất mỏng, rất dễ bị vi khuẩn tấn công nếu như không có chế độ chăm sóc răng miệng tốt.

Sâu răng sữa dễ xuất hiện khi ăn bánh kẹo mà không vệ sinh răng miệng tốt
Sâu răng sữa dễ xuất hiện khi ăn bánh kẹo mà không vệ sinh răng miệng tốt

Sâu răng sữa sẽ gây ra những tác hại nào?

Dễ nhận thấy nhất là các bé sẽ khó khăn trong việc ăn nhai cắn xé khi răng sữa bị tổn hại nhiều.

Chưa kể đến việc bé sẽ thấy đau nhức, và lười ăn. Việc nghiền nát thức ăn không tốt cũng gây tăng áp lực cho dạ dày. Và làm giảm hấp thu dinh dưỡng.

Đối với những răng sữa hư nặng cần phải nhổ bỏ sớm, thì hệ lụy sau đó là răng vĩnh viễn không có định hướng sẽ mọc xô lệch. Hàm răng mọc lộn xộn sẽ gây ra thêm nhiều nguy cơ tiềm ẩn sau này.

Bé đang ở độ tuổi tập nói, học cách phát âm. Nhưng nếu có sâu răng sữa và làm răng bị rụng đi thì cũng khiến cho việc phát âm không chuẩn.

Nếu vậy, không may bé bị sâu răng sữa thì nên giữ lại hay nhổ đi?

Bé nên được đi thăm khám nha khoa khi bắt đầu mọc răng. Tuy nhiên phần lớn cha mẹ ại ít khi làm việc này vì thấy chưa cần thiết.

Không theo dõi sát sao tình trạng răng của con hoặc ỷ y; Chỉ khi nào thấy tình trạng của bé trở nặng thì phụ huynh mới chịu đưa đi khám, điều này hết sức sai lầm nhé. Vì ở những giai đoạn đầu nếu chữa kịp thời, răng sữa vẫn được bảo tồn tới khi thay răng.

  • Nếu sâu răng sữa mới chớm nhẹ: có thể dùng thuốc điều trị sâu răng, chấm vào chổ bị sâu để sát khuẩn và giảm sự lan rộng.
  • Nếu sâu răng sữa ở mức độ nặng hơn: nha sĩ sẽ xử lý chổ sâu, nạo sạch mô hư và trám bảo tồn răng.
  • Nếu sâu răng sữa không thể chữa trị: thường nha sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng đó nhằm phòng ngừa hư tổn lây lan sang khu vực khác.

Vậy nên việc phụ huynh quan sát và cùng con chăm sóc răng miệng hợp lý là rất cần thiết. Giúp giảm thiểu các nguy cơ gây ra biến chứng tai hại hơn.

Phòng ngừa tình trạng sâu răng sữa cho bé có được không?

Một số khuyến nghị giúp chúng ta giảm thiểu tình trạng sâu răng sữa:

  • Các mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong khi mang thai. Các thực phẩm nhiều canxi có lợi cho xương và răng.
  • Khi bé đang trong giai đoạn mọc răng sữa, mẹ nên vệ sinh răng miệng, lau mảng bám trên răng, nướu, lưỡi bằng miếng gạc sạch và được làm ướt bằng nước ấm hay nước muối sinh lý.
  • Hạn chế các thực phẩm bánh kẹo ngọt…Và sau khi bú hoặc uống sữa phải luôn làm sạch lại miệng cho bé.
  • Tập cho con thói quen vệ sinh răng tốt. Chải răng mỗi ngày, sau khi ăn và trước khi ngủ. Sử dụng các dụng cụ vệ sinh răng có nhiều màu sắc kích thích sự hứng thú của bé.
  • Nếu như bé đã có dấu hiệu sâu răng sữa, phụ huynh cần đưa ngay đến các trung tâm nha khoa để xử lý sớm nhé.
Vệ sinh răng miệng tốt đề phòng sâu răng sữa
Vệ sinh răng miệng tốt đề phòng sâu răng sữa

Hãy đăng ký khám và tư vấn miễn phí từ các chuyên gia răng miệng tại Nha khoa Quốc Bình nhé.

—- ☘️ ☘️ ☘️—-

NHA KHOA QUỐC BÌNH VŨNG TÀU

Bác sĩ trưởng BS PHAN QUỐC BÌNH

CS1: 19 Phạm Hồng Thái, Phường 7, Tp. Vũng Tàu.

(Nghỉ Chủ Nhật hàng tuần)

☎️ 09148399 66/ (0254) 383 99 66

CS2: 28 Lê Lợi, Phường 4, Tp. Vũng Tàu.

(Nghỉ Thứ 7 hàng tuần)

☎️ (0254) 381 83 18

CS3: 649 Trương Công Định, Phường 8, Tp. Vũng Tàu

Bs phụ trách BS. NGUYỄN HỮU CHIẾN

☎️ 0708 649 649

(Nghỉ Thứ 6 hàng tuần)

⏰Thời gian làm việc: 7h30-11h30, 14h-20h30

Trang thông tin trực tuyến:

https://www.facebook.com/nhakhoathammyvungtau/

https://www.facebook.com/nhakhoaquocbinh/

Trả lời

0914 83 9966