Mòn cổ chân răng, nguyên nhân và cách điều trị? -

Mòn cổ chân răng, nguyên nhân và cách điều trị?

“Một ngày đẹp trời, tung tăng với mấy cô bạn đi tẩy trắng răng tại nha khoa. Và vô tình biết mình bị mòn cổ chân răng sau khi được bác sĩ khám, hèn chi cứ thấy ê cái răng mỗi khi uống đá lạnh hay khi đánh răng mạnh. Sau khi nghe bác sĩ tận tình giải thích, mình mới hiểu được nguyên nhân và quyết định điều trị luôn để khỏi lo lắng”  

Trên đây là tâm sự của bạn Tú Anh – 26 tuổi, đang sống tại Vũng Tàu.

Nha khoa Quốc Bình xin phép chia sẽ trường hợp của bạn, để mọi người tham khảo và hiểu hơn về căn bệnh khá phổ biến nhưng thường bị lơ là này nhé.

Đầu tiên chúng ta tìm hiểu “Mòn cổ chân răng là gì?”

Các bạn có thể hình dung chiếc răng chúng ta có 2 phần.

  • Phần thân răng nằm bên trên và mắt thường có thể thấy được
  • Phần chân răng nằm bên dưới, cắm sâu vào xương hàm, và tại vị trí tiếp giáp với thân răng sẽ được nướu bao phủ bảo vệ.
  • Khi phần nướu bảo vệ này bị tụt xuống bởi một vài lí do (sẽ được chia sẽ sau), thì sẽ làm lộ một phần chân răng (còn gọi là cổ chân răng), nơi này rất nhạy cảm với bất kì tác động nào từ bên ngoài nhé.

Bạn có thể quan sát bằng mắt thường, và thấy phần nướu tụt xuống có phần lõm sâu, trên răng xuất hiện gờ nhỏ phân định rõ ràng ở sát đường viền nướu. Bệnh lý này rất hay thường gặp ở răng cửa, răng tiền cối 4-5 hay răng cối số 6.

Biểu hiện của bệnh rất dễ nhận biết

Khi bạn thấy răng mình bị ê buốt ngay phần chân răng trong lúc ăn uống thực phẩm lạnh hoặc nóng, ngay cả khi ăn trái cây có vị chua (sẽ rất ê nhé). Hoặc khi đánh răng dù dùng bàn chải lông mềm ,và cảm giác ê buốt kéo dài trong lúc súc miệng với các dung dịch nước súc miệng đang bày bán trên thị trường.

Trong một vài tình huống, ngay tại vùng xuất hiện bệnh lý mòn cổ chân răng, thì nướu bạn lại sưng tấy và đau nhức, gây cảm giác khó chịu dai dẳng.

Tụt nướu mòn cổ chân răng, nguyên nhân và cách điều trị?

Vậy nguyên nhân của căn bệnh này là gì?

Thực tế, chúng ta rất dễ bắt gặp 2 nguyên nhân sau

Cách bạn chải răng mỗi ngày: có thể với nhiều bạn cứ cho rằng mình chải răng mạnh, sử dụng bàn chải lông cứng để tăng ma sát, hay kem đánh răng có chất tẩy rửa càng cao…thì sẽ dễ dàng giúp răng bạn sạch hơn. Điều này hoàn toàn sai nhé, mà đó chính là những nguyên nhân góp phần tạo nên căn bệnh của bạn. Ngay cả việc bạn đánh răng theo chiều hướng nào cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành căn bệnh tụt nướu kể trên.

Theo khảo sát, trong nhóm bệnh nhân thuộc dạng “ưa sạch sẽ quá mức” đang gặp phải bệnh lý trên (có nghĩa họ có sự quan tâm đến răng miệng, luôn muốn đánh răng cho thật sạch, đánh nhiều hơn 2 lần mỗi ngày…) thì cứ 10 bạn sẽ có 8-9 bạn bị tụt nướu và mòn vùng cổ chân răng bởi vì đánh răng sai cách, đánh theo chiều ngang và đánh mạnh. Và thói quen này tiếp diễn từ khi còn bé đến lúc trưởng thành, gây ra tình trạng tụt nướu và mòn cổ chân răng cũng khá trầm trọng.

Một nguyên nhân nữa được hiểu “bệnh chồng bệnh”: đó chính là tình trạng vôi răng bám quá nhiều ở chân răng mà không được xử lý. Các mảng bám này tích tụ trong thời gian dài, dày hơn, đè lên nướu và chúng đẩy dần phần nướu răng rời vị trí ban đầu. Gây ra hiện tượng tụt nướu chân răng. Đồng thời vi khuẩn phát triển ở trên mảng bám gây ra bệnh lý viêm nha chu, làm lỏng lẻo liên kết giữa răng và hàm răng nguy cơ mất răng.

Khi chân răng bị lộ, không còn được bảo vệ bởi nướu, lúc này chúng trở nên yếu ớt vì dễ bị bào mòn bởi các hợp chất được phân giải trong quá trình ăn uống (như acid thực phẩm…) gây bào mòn cổ chân răng và hư răng.

Ngoài 2 nguyên nhân chính ở trên, chúng ta vẫn có thể bắt gặp bệnh lý này như là 1 biến chứng của các căn bệnh khác như gout, thiếu hụt Canxi, rối loạn giảm tiết nước bọt hay viêm đa khớp…

Thế thì giải pháp nào chữa trị căn bệnh mòn cổ chân răng?

Tuỳ vào mức độ bệnh lý thực tế, bác sĩ nha khoa sẽ có hướng điều trị phù hợp cho bạn.

Nếu tụt nướu đang ở mức độ nhẹ: nướu tụt ít, chưa có biến chứng viêm nhiễm, không sưng đau…thì sau khi vệ sinh loại trừ vôi răng, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp trám phủ thẩm mỹ cổ răng là phù hợp nhất. Vừa che lại chổ khuyết, bảo vệ phần cổ răng bị lộ, giảm tác động từ môi trường bên ngoài, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm, thực hiện nhanh và chi phí tiết kiệm.

Tuy nhiên nếu tình trạng bệnh ở mức độ nặng: đã xuất hiện viêm nhiễm, tổn thương vô vùng cổ chân răng, gây viêm tuỷ và phải chữa tuỷ thì giải pháp lúc này không chỉ trám thông thường nữa nhé mà bạn cần điều trị kết hợp. Để giải quyết vấn đề thẩm mỹ vùng chân răng sau điều trị có thể ứng dụng phương pháp ghép nướu. Và hiệu quả của phương pháp này cũng phụ thuộc vào cơ địa của từng người.

Tụt nướu mòn cổ chân răng là một căn bệnh khá phổ biến, sẽ không nguy hiểm nếu bạn phát hiện sớm và có hướng điều trị phù hợp.

Một số gợi ý giúp bạn phòng ngừa căn bệnh này

  • Thay đổi thói quen trong việc vệ sinh răng miệng: chải răng theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa, sử dụng kem đánh răng có bổ sung Flour, bàn chải thì dùng loại lông mềm…
  • Trong ăn uống cũng hạn chế việc cắn sâu các loại thực phẩm cứng (vì tác động đẩy nướu đi xuống)
  • Có lịch thăm khám nha sĩ định kì để kiểm soát tình trạng răng miệng tốt hơn (cạo vôi răng, chữa viêm nướu…)

Mỗi người khác nhau sẽ có các tình trạng bệnh lý khác nhau, vì thế nếu bạn đang gặp phải những dấu hiệu trên cần sớm đến ngay các phòng khám nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra và điều trị nhé.

Nha Khoa Quốc Bình

 

0914 83 9966