Chắc hẳn trong chúng ta, ít nhất một vài lần cũng đã từng gặp phải trường hợp trám răng sau khi chữa sâu răng hay bị sứt mẻ. Vậy, liệu bạn có thắc mắc rằng bác sĩ đã dùng vật liệu trám răng loại nào để chữa trị cho bạn không?
Trong việc hàn răng thì ngoài kỹ thuật của người thực hiện, vật liệu trám răng giữ vai trò rất quan trọng, quyết định đến chất lượng của việc điều trị và thời gian sử dụng sau đó.
Mỗi loại vật liệu trám răng có ưu nhược điểm khác nhau, và phù hợp với từng trường hợp điều trị cụ thể. Chẳng hạn như:
Amalgam: đây là vật liệu hỗn hợp cấu thành từ hợp kim bạc, đồng, thiếc, thủy ngân. Giúp vị trí trám răng chịu được lực tác động cao và có độ bền lâu dài. Chi phí điều trị với loại vật liệu này tương đối rẻ.
Tuy nhiên, nhược điểm dễ nhận thấy nhất chính là màu sắc kém thẩm mỹ, nó có màu xám bạc khác hoàn toàn với màu men răng. Vì thế chỉ được sử dụng trám ở những răng phía trong như răng hàm. Ngoài ra, tính dẫn nhiệt của miếng trám khá cao nên dễ gây hiện tượng nhạy cảm ở răng.
Xi măng silicat: đây là vật liệu trám răng truyền thống. Với ưu điểm màu sắc gần giống màu răng thật, dễ sử dụng và có giá thành rẻ. Miếng trám dẫn nhiệt kém và bám chắt vào bề mặt cần trám. Đồng thời, một vài sản phẩm xi măng silicat cao cấp còn bổ sung Flour giúp hạn chế sâu răng rất tốt.
Tuy nhiên, chất liệu này lại chịu lực kém và dễ bị mài mòn, nên thường áp dụng trám cổ răng khi điều trị cho bệnh lý mòn cổ chân răng. Đây là vị trí bị mòn men rất dễ sâu răng và nhạy cảm với nhiệt cũng như tác động lực trong môi trường miệng.
Composite: vật liệu trám răng này khá phổ biến bởi tính thẩm mỹ cao và lành tính với môi miệng. Màu sắc sáng, tiệp màu men răng, dễ tạo hình, vì thế thường sẽ áp dụng cho các ca điều trị trám răng thẩm mỹ (trám răng sâu, thưa kẻ, vỡ mẻ nhẹ). Ngoài ra, giá thành của composite cũng không quá mắc nên rất được ưa chuộng.
Tuy nhiên đi kèm với ưu điểm thì sẽ có một vài nhược điểm đáng nói, chính là miếng trám dễ đổi màu sau khoảng 1 năm sử dụng, và thường bong tróc sau 2 – 3 năm. Ngoài ra còn một nhược điểm khiến bệnh nhân, nhất là nữ giới ngại ngùng đó chính là nguy cơ gây hôi miệng.
Vật liệu trám sứ Onlay/Inlay: đây là vật liệu trám răng cao cấp, có màu sắc tương đồng răng thật, đem lại sự thẩm mỹ cao.
Vật liệu này cấu tạo từ chất liệu sứ nha khoa, có độ bền chắc ngang với bọc răng sứ, đặc biệt miếng trám được thiết kế riêng cho từng răng hư tổn.
Thường chỉ sử dụng cho các trường hợp răng sâu nặng hoặc sức mẻ lớn trên cùng một bề mặt và bệnh nhân mong muốn đạt được sự thẩm mỹ cao nhất.
Nhược điểm lớn nhất của loại này chính là chi phí điều trị khá cao.
Vậy phải chọn lựa vật liệu trám răng thế nào là phù hợp nhất?
Những thông tin được chia sẽ bên trên chỉ góp phần giúp các bạn hiểu chúng ta được đưa vật liệu gì vào răng miệng. Còn thực tế, tùy vào bệnh lý cần chữa trị, bác sĩ sẽ là người hỗ trợ chọn cho bạn chất liệu phù hợp nhất. Chính vì thế chọn lựa nơi khám chữa bệnh uy tín, thường xuyên cập nhật công nghệ sẽ giúp bạn hoàn toàn an tâm về chất lượng.
Hiện nay, phương pháp trám răng thẩm mỹ bằng composite và sứ Onlay/Inlay rất được quan tâm.
Trám răng bằng composite: xét về giá cả, tính thẩm mỹ, chất lượng hàn trám, kỹ thuật thực hiện, vị trí áp dụng…thì đây là lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Dù nhược điểm tuổi thọ chưa cao nhưng vẫn khắc phục được bằng công nghệ hàn trám hiện đại, sẽ giúp miếng trám kéo dài được thời gian sử dụng.
Trám răng bằng sứ Inlay/Onlay: đây là phương pháp hiện đại có thể giúp khôi phục hình thái ban đầu của răng. Chất liệu trám cao cấp, được thiết kế chuyên biệt với từng chổ khuyết của răng. Miếng trám không chịu ảnh hưởng của tác động lực, nhiệt từ môi trường. Tuổi thọ cao có thể ngang với bọc răng sứ nếu bảo quản chăm sóc tốt.
Tuy nhiên, vì chi phí điều trị khá cao nên phương pháp này cũng khá kén bệnh nhân sử dụng.
Nếu bạn còn nhiều sự quan tâm hơn về vật liệu trám răng phổ biến hiện nay, bạn có thể liên hệ với nha khoa để được bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho trường hợp của mình nhé. Và đặc biệt các bạn sẽ được miễn phí hoàn toàn.
Thông tin liên hệ:
Hotline 0914 83 99 66
Trang thông tin: https://www.facebook.com/nhakhoaquocbinh/
Địa điểm khám chữa bệnh:
19 Phạm Hồng Thái, P.7, Tp Vũng Tàu
28 Lê Lợi, P.4, Tp. Vũng Tàu
Nha khoa Quốc Bình Vũng Tàu.