Mòn răng do đâu? Có phải do ăn nhai quá sức? -

Mòn răng do đâu? Có phải do ăn nhai quá sức?

Mòn răng do đâu? Có phải do ăn nhai quá sức?

Mòn răng rất dễ bắt gặp ở bệnh nhân khi đến nha khoa thực hiện bất kì dịch vụ điều trị nào. Vậy nguyên nhân nào gây mòn men răng? Có phải do ăn nhai quá mức hay không? Hay còn lí do khác? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Mòn răng có thể gây ra sự khó chịu trong cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Cảm nhận khó chịu dễ  nhận biết nhất đó chính là sự ê buốt răng. Dĩ nhiên ê buốt răng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng phần lớn lại do tình trạng mòn men răng gây ra nhé.

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng mòn răng?

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mòn răng. Là do tác động cơ học và hóa học.

Mòn răng có rất nhiều nguyên nhân gây ra
Mòn răng có rất nhiều nguyên nhân gây ra

Mỗi loại tác động khác nhau sẽ cho một số biểu hiện nhận biết khác nhau.

@Mòn răng do tác động cơ học:

Có thể do quá trình ăn nhai gây mòn, hay tật nghiến răng -> Mòn mặt nhai.

Hoặc do ma sát quá mức giữa dụng cụ vệ sinh răng miệng và men răng -> Mòn cổ chân răng

Mòn do lực uốn răng (vùng cổ răng bị khuyết vô do lực kéo lực nén trong quá trình răng bị uốn công khi chuyển động)

@Mòn răng do tác động hóa học:

Do men răng tiếp xúc với chất có tính acid trong khoang miệng. Chất này có thể xuất phát từ thực phẩm, hay từ dịch vị bị trào ngược từ dạ dày (trong bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản) …

Các chất này có khả năng làm tan men răng gây hiện tượng xói mòn răng (môi trường tiếp xúc có pH nhỏ hơn 5.5)

Ngoài ra acid sản sinh từ hoạt động sống của vi khuẩn trong khoang miệng sẽ làm hư hại men răng…tạo ra bệnh sâu răng.

Một số ví dụ điển hình giúp bạn dễ hình dung hơn:

Các loại thực phẩm có pH nhỏ hơn 5.5: nước ngọt có gas, trà chanh, cà phê, rượu vang, nước ép trái cây (cam, táo, lê…), yogurt, rau quả lên men…

Vai trò nước bọt trong bệnh mòn men răng?

Có phải bạn rất ngạc nhiên khi xem tiêu đề vừa được viết ngay bên trên? Trong thực tế, nếu lượng nước bọt trong khoang miệng của bạn quá ít thì bạn sẽ có nguy cơ bị mòn răng.

Lí do đơn giản. Vì nước bọt có khả năng trung hòa các chất có tính acid và rửa trôi ra khỏi miệng. Chính vì thế nếu bạn ăn – uống, hay sử dụng các chất có tính acid mà khoang miệng của bạn lại không tiết ra đủ lượng nước bọt cần thiết (do bệnh, do tuổi tác) -> Thì hiển nhiên các chất acid tồn đọng sẽ phá hủy men răng của bạn.

Mặt khác, nước bọt có chứa một số khoáng chất giúp mau lành thương răng/ khoang miệng nữa nhé.

Ví dụ tham khảo: cơ thể con người chúng ta thật tuyệt diệu, khi nhìn thấy mấy món chua là lập tức nước bọt tiết ra. Một phần giúp ăn nhai dễ hơn, dễ nuốt hơn, mặt khác giúp trung hòa ngay các chất acid có trong thực phẩm. Nhưng nếu bạn thường xuyên ăn đồ chua và cứng … thì không có nước bọt nào có thể giúp bạn ngăn chặn tình trạng mòn men răng đâu nhé.

Mòn răng không xuất phát đơn thuần chỉ từ 1 nguyên nhân.

Trong cuộc sống hàng ngày, bạn trãi qua rất nhiều hoạt động. Và trong miệng, cũng không đơn thuần chỉ có 1 nguyên nhân cố định gây ra tình trạng mòn men răng.

Bệnh lý này xuất hiện bởi đa nguyên nhân.

Chẳng hạn, khi răng của bạn tiếp xúc với chất có tính acid, thì phản ứng đầu tiên là men răng sẽ yếu đi. Ngay sau đó, động tác ăn nhai hay ma sát với bàn chải đánh răng sẽ là tác nhân gây xói mòn cơ học.

Hoặc 1 trường hợp khác, răng của bạn bị mài mòn do thói quen ăn nhai thực phẩm cứng, hoặc tật nhiến răng. Khi đó lớp men bao phủ không còn nhiều nữa, sẽ không thể bảo vệ lớp ngà răng mềm bên trong. Và nếu lúc đó, răng bạn tiếp xúc với chất có tính acid, thì hiển nhiên sự xói mòn sẽ càng nghiêm trọng.

Kết luận: các nguyên nhân gây mòn men răng có thể luân phiên tác động, hay kết hợp với nhau để làm hư răng của bạn

Mòn răng có dễ phát hiện hay không?

Nếu chỉ chớm xuất hiện ở giai đoạn đầu thì bạn sẽ không chú ý sự biến đổi của chúng. Đến khi bạn cảm thấy ê buốt răng khi ăn uống, hay chải răng thì lúc đó răng bạn đã bị hư nhiều rồi.

Tuy nhiên, nha sĩ là người có thể phát hiện ngay bệnh lý này ngay từ những dấu hiệu nhỏ. Như vậy việc khám răng định kỳ có tầm quan trọng cao trong vấn đề kiểm soát và phòng ngừa bệnh răng miệng.

Một số thông tin trên đã cung cấp cho bạn khá nhiều thông tin bổ ích về nguyên nhân gây ra tình trạng mòn răng. Chúng ta sẽ tiếp tục tham khảo giải pháp xử lý và phòng ngừa ở bài chia sẽ sau nhé.

Nha khoa Quốc Bình Vũng Tàu luôn có đội ngũ Y Bác sĩ tậm tâm và chuyên môn tốt – khám và tư vấn miễn phí cho bạn.

—- ☘️ ☘️ ☘️—-

NHA KHOA QUỐC BÌNH VŨNG TÀU

Bác sĩ trưởng BS PHAN QUỐC BÌNH

CS1: 19 Phạm Hồng Thái, Phường 7, Tp. Vũng Tàu.

(Nghỉ Chủ Nhật hàng tuần)

☎️ 09148399 66/ (0254) 383 99 66

CS2: 28 Lê Lợi, Phường 4, Tp. Vũng Tàu.

(Nghỉ Thứ 7 hàng tuần)

☎️ (0254) 381 83 18

CS3: 649 Trương Công Định, Phường 7, Tp. Vũng Tàu

Bs phụ trách BS. NGUYỄN HỮU CHIẾN

☎️ 0708 649 649

(Nghỉ Thứ 6 hàng tuần)

⏰Thời gian làm việc: 7h30-11h30, 14h-20h30

Fanpage thẩm mỹ răng: https://www.facebook.com/nhakhoathammyquocbinh/

Fanpage răng tổng quát: https://www.facebook.com/nhakhoaquocbinh/

Trả lời

0914 83 9966