Nghiến răng là tình trạng hai hàm răng cọ sát vào nhau không có chủ đích. Hiện tượng này thường xảy ra khi bạn ngủ hoặc cả lúc thức. Tuy nhiên, nếu xảy ra khi ngủ thường sẽ gây ra nhiều vấn đề tai hại hơn vì nó khó kiểm soát.
Nghiến răng là một trong những rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất. Bệnh lý này diễn ra ở người lớn lẫn trẻ em. Qua khảo sát thực tế, thường cứ 10 trẻ sẽ có từ 2-3 bé bị tình trạng này. Bệnh lý thường xảy ra sau khi trẻ phát triển răng vĩnh viễn đầu tiên.
Hậu quả dễ thấy nhất: làm hỏng bề mặt nhai của răng, đặc biệt là các răng hàm. Có thể gây nứt răng, vỡ miếng trám. Và có thể dẫn đến đau cơ hàm, rối loạn chức năng khớp thái dương hàm và gây nhức đầu. Nặng hơn, ở trường hợp mãn tính, nó có thể dẫn đến viêm các khớp thái dương (TMJ), phì đại cơ cắn gây biến đổi hình dạng mặt.
Các triệu chứng của bệnh lý nghiến răng như thế nào?
Căn cứ vào quan sát chuyên môn các biểu hiện và từ mô tả của người bệnh.
- Biểu hiện đầu tiên là mòn răng.
- Nghiến răng vào lúc ngủ gây ồn làm phiền người bên cạnh (được tường thuật lại)
- Các triệu chứng khác bao gồm lo âu, trầm cảm, rối loạn ăn uống, nhức đầu, răng nhạy cảm và mất ngủ.
- Ngoài ra còn xuất hiện triệu chứng đau tai, mỏi hàm dưới, khó há miệng khi thức dậy.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiến răng là gì?
Điều này phụ thuộc vào từng người khác nhau. Chung quy sẽ từ 3 nguyên nhân chính: nhóm thần kinh, nhóm các yếu tố tại răng miệng, và nhóm thuốc – chất kích thích.
@Nhóm liên quan yếu tố thần kinh:
- Căng thẳng, phiền muộn, lo lắng.
- Tổn thương não bộ
- Đau đầu
- Thói quen khi ngủ
- Ban ngày hoạt động mạnh, hiếu động. Khi ngủ cũng dễ gây hiện tượng nghiến răng.
@Nhóm liên quan các yếu tố tại răng miệng:
- Hiện tượng lệch nhai, khớp cắn sai. Do sự phát triển không đồng bộ giữa xương hàm và răng.
- Ở trẻ em nghiến răng hay xuất hiện ở giai đoạn răng hỗn hợp.
- Tình trạng mất răng mà không điều trị phục hồi dẫn đến các răng di chuyển, gây sai lệch.
- Thở bằng miệng.
@Nhóm liên quan yếu tố thuốc và chất kích thích:
Sử dụng các chất kích thích như cafein, thuốc gây ảo giác, thuốc lá…
Hiện tượng này còn có thể xảy ra như là một tác dụng phụ của một số thuốc uống. Bao gồm một số loại thuốc an thần như thuốc chống trầm cảm và thuốc chống loạn thần kinh.
Như vậy, điều trị cho tình trạng nghiến răng như thế nào?
Phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra mà có cách chữa trị khác nhau
- Nếu do stress – căng thẳng, bạn nên bắt đầu một liệu trình quản lý stress cụ thể và sau đó đánh giá lại tình hình.
- Ngủ đủ giấc vào ban đêm và có chế độ tập thể dục hợp lý.
Nếu nghiến răng gây ra bởi tình trạng lệch hàm hoặc do hàm răng khấp khểnh và không đồng đều. Bạn cần xem xét đến giải pháp chỉnh nha niềng răng để điều trị hiệu quả khớp cắn, di chuyển răng đến đúng vị trí. Và từ đó, sẽ giúp điều trị luôn bệnh lý nghiến răng. - Đặc biệt hiện nay, việc áp dụng máng chống nghiến răng điều trị cho các bệnh nhân đang gặp tình trạng này rất hiệu quả. Máng này giúp giãn cơ, giảm tình trạng co thắt của cơ nhai, bảo vệ răng không nứt vỡ…
- Hạn chế thực phẩm có chất kích thích (chứa cafein hay cồn), tránh nhai kẹo cao su (vì tác đông nhai liên tục sẽ tạo thói quen cho cơ hàm), tránh nhai nghiến không cần thiết.
- Cần thư giãn cơ hàm bằng các liệu pháp như mát xa, chườm ấm…
Một số lưu ý trong quá trình điều trị
Thường mọi người không mấy quan tâm đến việc chữa trị hiện tượng này cho đến khi xuất hiện cơn đau đầu hay đau khớp rõ rệt. Và chính vì vậy nên để càng trễ thì chữa phục hồi càng khó.
- Với trẻ em có sự rối loạn khớp cắn trong quá trình mọc răng, cần theo dõi định hướng răng mọc đúng.
- Nếu bé bị áp lực do quá trình học tập hay quan hệ bạn bè trường lớp, cha mẹ cần quan tâm trò chuyện chia sẽ giải tỏa cho bé.
- Trước khi ngủ tránh vận động mạnh, nên hoạt động nhẹ nhàng. Với bé nên đọc truyện thư giãn hay chơi các trò chơi nhẹ nhàng. Tránh ăn đồ ngọt dễ gây hưng phấn thần kinh dẫn đến khó ngủ hay kích động trong lúc ngủ.
- Nên tập thói quen ngủ đúng giờ, ăn uống đầy đủ dưỡng chất.
Như vậy, nếu như phát hiện mình có bất kì dấu hiệu nào nghi ngờ mắc phải bệnh lý nghiến răng; Bạn cần gặp ngay bác sĩ để tìm cách chữa trị triệt để giúp bạn bảo tồn hàm răng luôn chắc khỏe nhé.
NHA KHOA QUỐC BÌNH VŨNG TÀU
☎️ 0914 83 99 66
CS1: 19 Phạm Hồng Thái, P.7, Tp. Vũng Tàu
CS2: 28 Lê Lợi, P.4, Tp Vũng Tàu
Trang trực tuyến: https://www.facebook.com/nhakhoaquocbinh/