Phẫu thuật ghép nướu điều trị tụt nướu hở cổ chân răng  -

Phẫu thuật ghép nướu điều trị tụt nướu hở cổ chân răng 

Phẫu thuật ghép nướu điều trị tụt nướu hở cổ chân răng

Khi nướu răng tụt khỏi vị trí thông thường và làm hở 1 phần cổ chân răng sẽ gây ra sự ê buốt khi ăn uống đồ nóng lạnh. Đây là tình trạng tụt nướu hở cổ chân răng. Bệnh lý này sẽ làm cho răng trông dài ra rất mất thẩm mỹ. Và hiện nay, phương pháp phẫu thuật ghép nướu là giải pháp khá hiệu quả để điều trị tình trạng này.

Tụt nướu gây hở cổ chân răng do những nguyên nhân gì?

Có một số nguyên nhân gây ra tình trạng tụt nướu như sau:

@Khi tụt nướu do viêm nướu, viêm quanh răng thường có kèm theo chảy máu và sưng nướu. Có thể bị tụt nướu ở 1 vài răng, hoặc toàn bộ hai hàm răng.

Mà nguyên nhân viêm nướu dễ thấy nhất là khi vôi răng tích tụ ở chân răng nhưng không được xử lý triệt để.

@Tụt nướu không do viêm nướu. Vì lớp xương phủ bề mặt ngoài của chân răng quá mỏng, dễ bị sang chấn dẫn đến tụt nướu.

Ngoài ra, với những bệnh nhân có khớp cắn bị sai lệch, thường sẽ bị sang chấn nhiều hơn. Và điều này sẽ làm nặng thêm tình trạng tụt nướu. Bạn có thể thấy những răng bị lệch ra ngoài cung hàm rất cũng dễ gặp tình trạng này.

Tụt nướu còn được phát hiện sau khi điều trị nắn chỉnh răng.

@Tụt nướu do tác động cơ học. Đây là nguyên nhân khá phổ biến ở người lớn tuổi. Vì thói quen sử dụng bàn chải lông cứng và chải răng không đúng cách. Ngoài ra, tụt nướu còn do sử dụng tăm xỉa răng.

Tụt nướu do tác động cơ học thường gặp ở vùng răng nanh, răng cửa, ít khi gặp ở răng hàm.

Phẫu thuật ghép nướu điều trị tụt nướu hở cổ chân răng 
Phẫu thuật ghép nướu điều trị tụt nướu hở cổ chân răng 

Khi có hiện tượng tụt nướu làm hở cổ chân răng, phương pháp điều trị ghép nướu sẽ giúp bạn hồi phục tình trạng này.

  • Phẫu thuật ghép nướu không chỉ giúp răng không còn ê buốt, mà còn lấy lại thẩm mỹ cho răng miệng.
  • Ngoài ra, ghép nướu còn giúp đề phòng một số bệnh lý khác như: tổn thương mô nướu, xương bị phá hủy
Phẫu thuật ghép nướu điều trị tụt nướu hở cổ chân răng 
Phẫu thuật ghép nướu điều trị tụt nướu hở cổ chân răng

Quy trình chữa trị bằng phẫu thuật ghép nướu

Bước 1: Thăm khám

Khám tổng quan khoang miệng, tình trạng hở cổ răng, tụt nướu.

Chụp X quang kiểm tra độ dày xương hàm, mức độ tụt nướu như thế nào.

Bước 2: bác sĩ tư vấn

Bác sĩ chuyên môn sẽ tư vấn cho bạn các phương pháp phẫu thuật ghép nướu. Nguyên tắc của các phẫu thuật này là sử dụng vạt niêm mạc ở vùng răng kế cận. Có thể dùng chung với vật liệu cấy ghép để che phủ vùng chân răng bị tụt nướu.

Điển hình là ghép nướu lấy từ vùng niêm mạc khác của chính bạn. Hay ghép mô sinh học từ động vật hoặc từ người khác.

Lưu ý: Việc lựa chọn phương pháp ghép nướu và vật liệu ghép tùy thuộc vào

  • Mức độ tụt nướu thực tế (nặng hay nhẹ).
  • Số lượng răng bị tụt nướu (đơn lẻ một răng hay nhiều răng liên tiếp),
  • Vùng răng cần ghép nướu (răng cửa hay răng hàm)
  • Cấu trúc giải phẫu của vùng kế cận (tổ chức bám dính dày hay mỏng).

Bước 3: Vệ sinh khoang miệng và gây tê tại chỗ

Nhằm đảm bảo phẫu thuật ghép nướu thực hiện trong một môi trường vô khuẩn và an toàn, thoải mái nhất.

Bước 4: Thực hiện phẫu thuật

Bước 5: Hướng dẫn cách chăm sóc và hẹn lịch tái khám

Những lưu ý trong việc chăm sóc sau khi phẫu thuật ghép nướu 

  • Tránh ăn những thực phẩm quá cứng có thể làm bong mảnh ghép. Nên ăn thức ăn mềm trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật ghép nướu.
  • Không chải răng vào vùng nướu ghép trong 2 tuần đầu tiên. Bạn có thể làm sạch răng miệng và vùng phẫu thuật bằng tăm bông với betadin pha loãng; Hoặc với nước muối sinh lý phun rửa qua bơm tiêm.
  • Từ tuần thứ 2, chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông rất mềm.
  • Tuân thủ lịch uống thuốc kháng sinh, giảm đau, chống phù nề trong 1 tuần theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tuân thủ lịch tái khám định kỳ để kiểm tra vùng phẫu thuật.

Phòng ngừa tụt nướu hở cổ chân răng

  • Cần sử dụng bàn chải lông mềm để vệ sinh răng miệng.
  • Chải răng đúng cách (chải dọc và xoay tròn)
  • Sử dụng thêm nước súc miệng kháng khuẩn, có bổ sung fluor để làm tăng tác dụng làm sạch và củng cố men răng.
  • Nên đi khám răng miệng định kỳ 6 tháng/1 lần để lấy sạch cao răng và kịp thời phát hiện các bệnh viêm lợi, viêm quanh răng. Đặc biệt, đối với những bạn có nguy cơ tụt lợi cao như cấu trúc lợi mỏng, răng mọc lệch lạc hay phanh môi, má bám thấp… nên khám để được các bác sĩ răng hàm mặt tư vấn phòng ngừa.

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

NHA KHOA QUỐC BÌNH VŨNG TÀU

19 Phạm Hồng Thái, Phường 7, Thành phố Vũng Tàu.

28 Lê Lợi, Phường 4, Tp. Vũng Tàu.

Điện thoại đặt hẹn: 0914 83 99 66

Trang thông tin trực tuyến:

Link 1(tổng quát): https://www.facebook.com/nhakhoaquocbinh/

Link 2(thẩm mỹ): https://www.facebook.com/nhakhoathammyvungtau/

Trả lời

0914 83 9966