Ở độ tuổi nào cũng có thể xảy ra tình trạng mất răng. Dù đây được xem là chuyện mất mát to lớn, nhưng thật tế hậu quả còn nghiêm trọng hơn nhiều. Đó chính là mất răng kéo theo hiện tượng tiêu xương hàm. Vậy câu hỏi được đặt ra: Mất răng sau bao lâu thì bị tiêu xương hàm?
Thông thường, khi bị mất răng, mọi người chỉ nghĩ đến chuyện mất cái răng kéo theo mất thẩm mỹ hay gián đoạn chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, trong thực tế, việc tiêu xương hàm mới cần quan tâm trên hết.
Bạn có biết tiêu xương hàm là gì không?
Tiêu xương hàm là sự tiêu biến dần lớp xương tại vị trí răng mất. Đây chính là hiện tượng suy giảm về mật độ, số lượng cũng như chất lượng của xương hàm. Điều này làm cho nơi mất răng bị lõm xuống, nướu teo lại, làm biến dạng gương mặt, da nhăn nheo, lão hóa.
Nguyên nhân dễ thấy nhất gây ra hiện tượng này là do lực nhai tác động không đồng đều lên các vùng có răng và mất răng. Không còn tác nhân kích thích để phát triển hay chổ neo giữ giúp ổn định, thì quá trình tiêu xương hàm sẽ diễn ra nhanh chóng.
Vậy mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm?
Xương hàm có cấu tạo khá đặc biệt, nó kết dính với chân răng tạo thành một khối vững chắc. Tuy nhiên vẫn cho một độ đàn hồi trong ăn nhai, và có chức năng nâng đỡ hàm răng chắc chắn.
Khi còn răng, lực nhai tác động kích thích lên xương giúp duy trì tế bào xương luôn ổn định. Khi mất răng, không còn vật truyền tải lực nhai; Đồng thời không còn vật bám cố định nên dần dần tế bào xương sẽ bị tiêu biến.
Sau khi răng bị mất, quá trình tiêu xương diễn ra nhanh hay chậm còn tùy thuộc từng cơ địa của mỗi người. Hoặc tùy vào sức khỏe răng miệng của chủ thể. Tuy nhiên, theo nghiên cứu y khoa, thì thường khoảng 3 tháng sau khi mất răng, mật độ xương sẽ giảm từ từ. Các dấu hiệu tiêu xương hàm ở giai đoạn đầu rất khó thấy, nhưng có thể quan sát khi chụp phim CT Cone beam. Và biểu hiện rõ rệt nhất khi giai đoạn tiêu xương đã trở nên nghiêm trọng chính là lúc nướu teo, gương mặt biến dạng…
Tiêu xương hàm có các dạng thế nào?
@Tiêu xương theo chiều ngang: Mô tả tính từ chân răng này đến chân răng kia. Vùng xương này bị thu hẹp lại, kéo theo vùng xương của các khu vực lân cận giãn rộng ra. Dấu hiệu răng lân cận bị nghiêng, xô lệch về vị trí mất răng.
@Tiêu xương theo chiều dọc: được mô tả theo chiều trên dưới của vùng xương hàm. Bạn sẽ thấy khu vực mất răng, bề mặt xương ngay dưới nướu bị lõm xuống, trũng sâu so với các vùng xương lân cận. Nướu phủ bên trên dần dần cũng bị teo lại.
@Tiêu xương hàm trên: theo hướng tiêu biến dần đến xoang hàm. Bạn sẽ thấy hiện tượng móm rất rõ rệt.
@Tiêu xương hàm trên và dưới: khi mất nhiều răng ở cả hàm trên và dưới. Bạn sẽ thấy sự mất cân đối rõ rệt khi quan sát gương mặt từ bên ngoài. Khuôn miệng có thể méo, móm, cằm lồi ra ngoài, má hóp, da nhăn…
Xin lưu ý: Nếu không điều trị giữ xương kịp thời, khi xương hàm dưới bị tiêu biến nhiều, sẽ dẫn đến sự ảnh hưởng các ống thần kinh phân bổ bên dưới. Lúc này việc phục hồi bằng cách ghép xương sẽ khó khăn hơn nếu bạn muốn làm răng giả Implant.
Cách nào đề phòng và khắc phục hiệu quả hiện tượng tiêu xương hàm sau khi mất răng?
Như nội dung đã trình bày ở trên, mất răng kéo theo tiêu xương hàm. Và đây là hiện tượng tự nhiên của cơ thể. Vì vậy nếu không phục hồi răng ngay lập tức, chắc chắn bạn sẽ gặp phải nguy cơ này.
Biện pháp duy nhất hiện nay vừa hiệu quả, vừa an toàn giúp giữ xương nguyên vẹn sau khi mất răng chính là cấy ghép răng Implant.
Khi trụ Implant được đặt vào trong xương hàm, chúng thay thế chân răng thật. Vật liệu này tích hợp với xương thành 1 khối vững chắc. Tạo nơi bám giữ và nhận lực nhai giúp các tế bào xương phát triển ổn định. Đồng thời ngăn chặn tình trạng viêm nha chu, trồi răng đối diện, xô lệch răng lân cận….
Mặt khác, phía trên Implant có kết nối với thân răng bằng sứ, tạo thành 1 chiếc răng hoàn hảo y như răng thật.
Lợi ích của răng Implant không chỉ dừng lại ở việc ngăn cản sự tiêu xương hàm
So với phương pháp cũ dùng để phục hồi răng mất là cầu răng sứ hay hàm giả tháo lắp, Implant có nhiều ưu điểm vượt trội hơn:
- Phục hồi về thẩm mỹ và chức năng gần như 100% so với răng thật.
- Răng Implant bền với thời gian, không bị mài mòn hay gỉ sét, nguyên liệu thân thiện với cơ thể.
- Răng Implant tích hợp với xương hàm tạo thành khối vững chắc nên không xảy ra tình trạng xê dịch hay lỏng lẻo như phương pháp cũ.
- Làm răng Implant không làm ảnh hưởng đến răng bên cạnh. Mất chổ nào, cấy chổ đó, có ngay răng mới, không mài răng lân cận.
- Chi phí thực hiện dù có cao hơn phương pháp cũ; Nhưng nếu chia nhỏ trên thời gian sử dụng mấy chục năm, bạn sẽ thấy đây mới là phương pháp tiết kiệm đúng đắn nhất.
Lưu ý: trong trường hợp tiêu xương hàm đã diễn ra trước khi cấy ghép Implant, thì cần đánh giá mức độ tiêu xương để quyết định có cấy ghép thêm xương hay không nhé.
Để hiểu rõ hơn, mời các bạn đặt lịch tư vấn trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa tại Nha khoa Quốc Bình.
Cơ sở 1: 19 Phạm Hồng Thái, Phường 7, Vũng Tàu
Cơ sở 2: 28 Lê Lợi, Phường 4, Vũng Tàu.
Hotline: 0914 83 99 66
Trang tư vấn online: https://www.facebook.com/nhakhoathammyvungtau/