Trẻ bị sún răng sớm phải làm sao? -

Trẻ bị sún răng sớm phải làm sao?

Trẻ bị sún răng sớm phải làm sao?

Ở trẻ em, vấn đề bệnh răng miệng dễ nhận thấy nhất chính là sún răng. Đây là tình trạng khá phổ biến ở các bé dưới 3 tuổi. Không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mà còn gây khó khăn trong ăn nhai và phát âm. Vậy cha mẹ cần phải làm sao khi trẻ bị sún răng sớm?

Đầu tiên chúng ta cần biết sún răng là gì nhé

Cấu trúc tự nhiên của chiếc răng bao gồm lớp men răng bên ngoài, tiếp đến là lớp ngà răng và vô sâu bên trong là buồng tủy.

Tuy nhiên, khi còn là răng sữa thì các lớp này khá mỏng, và dễ bị tổn thương (mài mòn, sâu răng, nhạy cảm…). Khi bị hư hại, bạn sẽ thấy dấu hiệu răng của bé mủn dần lớp bao bọc bên ngoài và tiêu biến đi. Đây là tình trạng sún răng ở trẻ.

Sún răng ở các bé trong độ tuổi trên thường không gây cảm giác đau nhức nhiều vì vùng tổn thương thường nông. Dù vậy, vùng tổn thương này lại rộng, màu đen hay nâu và lan rất nhanh đến các răng khác. Cuối cùng, răng sữa hầu như mòn cụt đến gần sát nướu, gây khó khăn trong ăn nhai và phát âm.

Trẻ bị sún răng sớm phải làm sao?
Trẻ bị sún răng sớm phải làm sao?

Những tác hại mà trẻ bị sún răng thường gặp phải

Hệ răng sữa là hệ răng định hướng cho hệ răng vĩnh viễn sau này. Giai đoạn thay răng sẽ bắt đầu khi bé bước vào 5-6 tuổi. Và thường quá trình thay thế răng sẽ kết thúc khi bé được 12-13 tuổi.

  • Trong quá trình thay răng, nếu như răng sữa bị sún răng và rụng sớm, thì bé sẽ chịu một khoảng thời gian vùng đó chưa có răng thay thế. Điều này ảnh hưởng đến việc ăn uống và phát âm…và quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.
  • Sún răng không chỉ làm mất thẩm mỹ mà quá trình học ăn học nói của trẻ sẽ bị vất vả hơn. Trẻ không phát âm chuẩn mà trở nên ngọng ngịu. Bị cười bị chọc sẽ làm bé mất tự tin trong giao tiếp.
  • Bên cạnh đó, khi sún răng, các vi khuẩn có hại trú ngụ ngay vùng thương tổn sẽ sớm lây lan sang nơi khác. Chẳng hạn như nướu răng và răng vĩnh viễn đang thay.
  • Đồng thời các răng đang bị mòn cụt thân răng sẽ làm lộ tủy, và lúc này bé sẽ thấy đau nhức khó chịu. Khiến bé ăn uống ít hơn, hay quấy khóc và giảm sự tập trung…điều này có ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân của bé.
  • Vùng răng mất sớm sẽ được nướu che phủ bao bọc. Và khi đến đúng thời điểm răng vĩnh viễn mọc lên sẽ gặp một chút khó khăn và có nguy cơ mọc lệch.

Như vậy chuyện trẻ bị sún răng sớm không có đơn giản chút nào mà gây ra rất nhiều tác hại xấu cho trẻ.

Xem thêm:

“Trẻ em có cần điều trị tủy răng sữa?”

Chúng ta cùng tìm xem nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị sún răng sớm là gì nhé.

Thực phẩm bé tiêu thụ hàng ngày có hàm lượng đường cao (bánh kẹo, nước ngọt, bú sữa ban đêm…dễ sinh ra acid phá hủy men răng;

Kết hợp chuyện vệ sinh răng miệng không sạch, khiến cho mảng bám tăng cao và là nơi vi khuẩn phát triển mạnh.

Bé bị thiểu sản men răng, thiếu canxi, thiếu flour…khiến cho men răng rất dễ bị tổn thương

Mẹ khi mang thai có chế độ dinh dưỡng không tốt; Hay có uống thuốc kháng sinh như T.e.t.r.a.c.y.cline cũng làm răng bé phát triển không tốt, men răng yếu, độ cứng thấp.

Vậy phụ huynh nên làm gì để phòng ngừa và chữa trị tình trạng sún răng ở trẻ?

@Đầu tiên, nên chú ý đến việc phòng ngừa.

Ngay khi còn nằm trong bụng mẹ, mẹ bầu nhớ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bổ sung canxi hợp lý giúp thai nhi phát triển tốt. Và khi bé đã ra đời, cha mẹ cần chuẩn bị cho con thực đơn đa dạng và đầy đủ dinh dưỡng (giàu canxi…)

Khi bé bước vô giai đoạn mọc răng sữa, nên chăm sóc răng cho con tốt hơn. Cần làm sạch răng sau mỗi lần ăn uống, sử dụng dụng cụ làm sạch phù hợp lứa tuổi. Nếu chưa chải răng ngay lúc đó thì nên cho bé tráng miệng với nước sạch để rửa trôi thức ăn.

Khi bé đến tuổi dùng được kem đánh răng thì nên chọn loại có bổ sung flour để cũng cố men răng và ngừa sún răng.

Theo sát con trong những năm đầu đời để hỗ trợ kịp thời các phương pháp chăm sóc răng đúng cách nhé.

Ngoài những lưu ý trên, cha mẹ cũng nên quan tâm đến việc không tự ý cho con uống thuốc kháng sinh. Vì một số loại thuốc có thể làm hư men răng (vàng, nhiễm màu, đổi màu…) và không phục hồi lại được. Nên nghe theo chỉ định của bác sĩ một cách rõ ràng.

Loại bỏ thói quen xấu như ngậm bình sữa khi ngủ, ăn uống đồ ngọt…

@Điều trị sún răng ở trẻ như thế nào?

Nên tập thói quen khám răng định kỳ cho bé và cả gia đình.

Nếu bé đã bị sún răng thì cần sự can thiệp phù hợp (theo từng giai đoạn hư hại) của bác sĩ nha khoa.

Như vậy vấn đề sún răng ở trẻ hoàn toàn có thể phòng ngừa và kiểm soát nếu cha mẹ chú ý ngay từ sớm.

Chuẩn bị tốt sức khỏe của mẹ bầu chính là chuẩn bị tốt sức khỏe của bé sau này.

Duy trì thói quen tốt, ăn uống khoa học và khám răng định kỳ cho bé và cả gia đình.

Như vậy, sẽ giúp cả mẹ và bé đều thoải mái bước qua giai đoạn những năm đầu đời đầy khó nhăn phải không nè.

NHA KHOA QUỐC BÌNH VŨNG TÀU

Bác sĩ trưởng BS PHAN QUỐC BÌNH

CS1: 19 Phạm Hồng Thái, Phường 7, Tp. Vũng Tàu.

(Nghỉ Chủ Nhật hàng tuần)

☎️ 09148399 66/ (0254) 383 99 66

CS2: 28 Lê Lợi, Phường 4, Tp. Vũng Tàu.

(Nghỉ Thứ 7 hàng tuần)

☎️ (0254) 381 83 18

CS3: 649 Trương Công Định, Phường 7, Tp. Vũng Tàu

Bs phụ trách BS. NGUYỄN HỮU CHIẾN

☎️ 0708 649 649

(Nghỉ Thứ 6 hàng tuần)

⏰Thời gian làm việc: 7h30-11h30, 14h-20h30

Trang thông tin tổng quát: https://www.facebook.com/nhakhoaquocbinh/

Trang thông tin thẩm mỹ răng chuyên sâu: https://www.facebook.com/nhakhoathammyvungtau/

Trả lời

0914 83 9966