Trong cuộc sống mỗi ngày, có nhiều dấu hiệu cảnh báo về vô số nguy cơ dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm. Trong nha khoa, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp 9 triệu chứng về răng miệng phổ biến, và nếu không quan tâm kịp thời, có thể hậu quả sẽ không hề đơn giản như bạn nghĩ.
1/ Đau răng:
Phần lớn các câu hỏi phòng khám tư vấn, các bạn đều nêu triệu chứng về răng miệng như kiểu ” Em bị đau răng bác sĩ ơi, em phải làm sao?”
Và khi bạn cảm thấy đau nhức răng, dù là biểu hiện nhỏ nhất thì cũng nên nghĩ ngay đến việc sâu răng đang tấn công bạn. Nếu cơn đau kéo dài âm ỉ và có thể khiến cho bạn không thể ngủ được suốt đêm, thì hãy nghĩ ngay đến vấn đề tủy răng bị viêm nhiễm.
Dấu hiệu đau răng cũng cảnh báo về một số bệnh lý khác như bị áp – xe hay mọc răng khôn.
Kiểm tra sớm và có hướng điều trị kịp thời sẽ giúp bạn tránh nguy cơ mất đi chiếc răng thân yêu đấy nhé.
2/ Răng nhạy cảm
Trường hợp này ước tính hơn ½ dân số người trưởng thành mắc phải. Chính vì thế đây có thể được biết là triệu chứng về răng miệng phổ biến nhất.
Nếu bạn thấy ê răng khi ăn uống đồ lạnh hoặc nóng, đó chính là dấu hiệu răng bạn đang nhạy cảm. Có thể do các nguyên nhân như răng có lỗ sâu, răng bị nứt vỡ, bong tróc miếng trám cũ, mòn men răng hay bệnh mòn cổ chân răng.
Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị khác nhau. Bạn không nên tự ý chữa cho mình mà nên đến các phòng khám nha khoa để bác sĩ kiểm tra và có phương pháp trị phù hợp nhé.
3/ Chảy máu nướu răng
Bạn có thể đôi ba lần gặp tình huống chảy máu nướu trong cuộc đời. Trong vài trường hợp nhẹ sẽ tự hết hoặc nếu đau nhiều hơn sẽ khiến bạn khó khăn trong ăn nhai dẫn đến sưng nướu, viêm nướu.
Nguyên nhân cụ thể đôi khi do bạn sử dụng bàn chải đánh răng lông cứng, sẽ gây tổn thương nướu khi chải răng, hoặc đánh răng quá mạnh cũng gây chảy máu nướu. Mặt khác, nếu bạn dung chỉ tơ nha khoa không đúng cách, ấn chỉ quá sâu cũng có thể là nguyên nhân gây chảy máu nướu nhẹ. Và những trường hợp này, bạn chỉ cần thay bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng hơn hay điều chỉnh lực kéo sợi chỉ nha khoa thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp hết.
Nhưng nếu là viêm sưng nướu gây chảy máu thì bạn cần đến nha khoa để kiểm tra và điều trị triệt để. Tránh biến chứng gây thêm các bệnh lý khác nặng hơn.
4/ Hôi miệng
Đây là triệu chứng về răng miệng khiến con người cảm thấy thế giới xung quanh thật “tăm tối”, làm người bệnh mất tự tin trong giao tiếp, dẫn đến ngại ngùng, thu nhỏ phạm vi và vô tình làm giảm chất lượng cuộc sống của họ.
Chưa có một khảo sát tổng thể diện rộng là bao nhiêu người mắc chứng bệnh này. Tuy nhiên nếu trong một nhóm nghiên cứu nhỏ, thì tùy từng khu vực khảo sát sẽ có mức dao động từ 22%-50% người bị chứng bệnh hôi miệng.
Và trong số người bị mắc bệnh hôi miệng thì có khoảng 90% nguyên nhân xuất phát từ miệng. Cụ thể hơn là do các vấn đề ở răng và lưỡi.
Các hợp chất sinh khí có mùi hôi đặc trưng như hydrogen sulphide, ethyl mercaptan xuất phát từ thức ăn và vi khuẩn tồn tại trong các mảng bám trên lưỡi hay trong các kẻ răng. Hoặc mùi hôi từ các viêm nhiễm sưng nướu, nha chu…
Các nguyên nhân khác xuất phát từ bệnh ở mũi, bao tử, đường ruột, gan, thận…và thường dấu hiệu hôi miệng chỉ là 1 dấu hiệu kết hợp trong nhiều dấu hiệu đặc trưng khác.
5/ Đau hàm, mỏi hàm
Khi bạn có triệu chứng này, thì cần tiến hành nhiều biện pháp để kiểm tra và chẩn đoán bệnh. Do nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này khá nhiều, có thể do bệnh ở xoang, do sâu răng, rối loạn khớp thái dương hàm (viêm khớp, nghiến răng…) hoặc chấn thương.
6/ Khô miệng
Cảm giác khô miệng quả thật gây ra sự khó chịu không ít ở người bị bệnh. Đây có thể là do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị dài ngày (thường là thuốc kháng sinh). Hoặc là dấu hiệu của một căn bệnh toàn thân khiến cơ thể mất nước, giảm tiết nước bọt…làm khô miệng.
Giá trị của nước bọt rất to lớn, nước bọt giúp giữ độ ẩm trong miệng, phòng chống sâu răng, rửa sạch thức ăn, trung hòa axit thực phẩm và “dìm” mấy con vi khuẩn háu môi trường khô sẽ không có cơ hội phát triển.
Nếu tình trạng khô miệng kéo dài dù bạn đã nạp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, thì bạn nên đi khám để bác sĩ giúp bạn phục hồi lại độ ẩm cho khoang miệng.
7/ Nhiễm trùng do chấn thương, đau miệng:
Trong miệng bỗng dưng xuất hiện các vết loét, phồng rộp, nhiễm nấm hay viêm nhiễm tại các vết thương do bạn gắn dị vật (khoen móc), hoặc đôi khi do mắc cài, đầu chỉ thép cọ móc vào môi má cũng gây ra các tổn thương gây đau miệng.
Bị bệnh gì thì chữa bệnh đó, biết lí do sẽ vô cùng dễ dàng khắc phục đúng không nào.
8/ Răng gãy hoặc nứt
Khi răng có các vết nứt hoặc gãy do tai nạn, do men răng giòn, do thói quen xấu nghiến răng …gây ra. Có thể làm xuất hiện các cơn đau day dẵng khi ăn nhai. Khi ấy bạn nên đến nha sĩ sớm để chẩn đoán và điều trị.
9/ Răng ố
Thêm một triệu chứng về răng miệng khá phổ biến nữa chính là răng bị ố vàng, nhiễm màu.
Dĩ nhiên theo thời gian, răng bạn sẽ bị tác động của môi trường, tuổi tác…vì thế sẽ có thể màu ngã vàng một chút. Đôi khi răng nhiễm màu từ một số thực phẩm như thức ăn có màu đậm, độ bám màu dai (cà ri, nước ngọt màu đỏ, coca…) hoặc cả việc ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của một số dược phẩm.
Với công nghệ hiện đại ngày nay, thì việc tẩy trắng răng sẽ rất dễ dàng. Tuy nhiên nên chọn các phòng khám uy tín để an toàn cho sức khỏe nhé.
Bạn có thể tham vấn trực tiếp với đội ngũ bác sĩ của phòng khám Nha Khoa Quốc Bình về các vấn đề sức khỏe răng miệng của bạn và của người thân trong gia đình.
Bạn sẽ vô cùng an tâm và thoải mái, vì phương châm : “NỤ CƯỜI CỦA BẠN LÀ NIỀM HẠNH PHÚC CỦA CHÚNG TÔI’
Nha Khoa Quốc Bình.