Nhổ bỏ răng được thực hiện như thế nào?? -

Nhổ bỏ răng được thực hiện như thế nào??

Nhổ bỏ răng được thực hiện như thế nào??

Nhổ bỏ răng là việc loại chiếc răng ra khỏi xương hàm. Tuy nhiên quá trình này có đơn giản hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Khi những chiếc răng có dấu hiệu bị thương tổn, tùy vào loại hư hại và mức độ mà nha sĩ sẽ có giải pháp xử lý phù hợp.

Đối với các răng bị hư hỏng quá nặng, không thể chữa bảo tồn thì cần nhổ bỏ. Ngoài ra, còn có một số tình huống khác mà nhổ bỏ răng là lựa chọn hợp lý.

Chẳng hạn:

  • Răng lung lay nhiều, không còn cách giữ lại.
  • Răng dư, răng mọc ngầm trong xương hàm
  • Răng sữa không chịu rụng đúng thời điểm.
  • Răng khôn mọc nghiêng, mọc kẹt
  • Răng sai lệch cần nhổ trong chỉnh nha niềng răng
  • Và ở bệnh nhân đang xạ trị ở vùng hàm mặt cũng có thể nhổ bỏ răng bị nhiễm phóng xạ.

Nhổ bỏ răng được thực hiện như thế nào?

Hiện nay chúng ta có 2 loại nhổ răng

@ Nhổ bỏ răng bằng kỹ thuật thông thường.

Áp dụng với các răng nhìn được bằng mắt; Răng đã mọc lên và bộc lộ rõ trong miệng.

Kỹ thuật nhổ các loại răng này thường không quá khó; Nha sĩ nào cũng có thể thực hiện được.

Dụng cụ chuyên dùng thường là cây nạy hoặc kềm nhổ răng.

@Nhổ bỏ răng bằng tiểu phẫu (phẫu thuật lấy răng)

Đây là thủ thuật phức tạp hơn nhổ răng thông thường. Thường áp dụng nhổ bỏ răng mọc ngầm bên trong xương hàm.

Người thực hiện thường là bác sĩ răng hàm mặt có khả năng phẫu thuật.

Quá trình thực hiện sẽ gồm các bước:

  • Rạch nướu bọc lộ xương hàm hay bộc lộ răng.
  • Đôi khi cần mài một phần xương bao bọc xung quanh răng.
  • Cắt răng thành nhiều phần. Sau đó nạy hay gắp răng ra khỏi đó.

Nhổ răng có đau không?

Với các ca nhổ răng thông thường, nha sĩ sẽ tiêm thuốc tê cho bạn. Và đôi khi nhổ răng chỉ cần bôi tê (răng sữa lung lay nhiều)

Trong phẫu thuật lấy răng thì yêu cầu khắt khe hơn. Bệnh nhân cần được gây tê cục bộ/ gây tê vùng, hay ở những ca có yếu tố đặc biệt, bệnh nhân còn được gây mê nữa nhé.

Như vậy, trong suốt quá trình nhổ răng, bạn sẽ không cảm thấy đau dù có lúc bạn vẫn biết những tác động lực từ phía bác sĩ lên răng của mình.

Ngoài ra, bệnh nhân luôn được hướng dẫn phát tín hiệu bằng cách giơ tay khi cảm thấy nhói đau trong quá trình thực hiện. Như vậy sẽ giúp bác sĩ điều chỉnh các hành động phù hợp hơn.

Sau khi nhổ bỏ răng cần thực hiện các chỉ dẫn nghiêm túc.

Chắc chắn sau khi hoàn tất quá trình nhổ bỏ răng, bác sĩ sẽ chỉ dẫn bạn những điều nên làm và không nên làm. Và nếu bạn vẫn còn thắc mắc điều gì thì nên hoàn tất tham vấn trước khi ra về nhé.

Nhổ răng là loại bỏ 1 phần cơ thể nên chắc chắn rằng bạn sẽ không thể thấy thoải mái như không có chuyện gì. Tuy nhiên, những cảm giác khó chịu này chỉ ở mức độ nhẹ; Và khi bạn tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ thì cảm giác ấy sẽ sớm biến mất.

Thông thường bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau giúp bạn trải qua những ngày sau phẫu thuật dễ chịu hơn. Hãy nhớ uống thuốc đúng hướng dẫn nhé.

Tham khảo thêm:

“Giải đáp từ chuyên gia Răng Hàm Mặt cho bệnh nhân nhổ răng”

Một số lưu ý quan trọng sau khi nhổ bỏ răng:

Nhổ răng chắc chắn sẽ có chảy máu, và liều lượng máu chảy ít hay nhiều còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi bệnh nhân.

  • Sau khi loại bỏ răng, bạn cần cắn chặt gòn trong 30 phút nhằm tạo áp lực và ngưng chảy máu. Thông thường sẽ thấy 1 chút phớt hồng trong nước bọt trong 1-2 ngày đầu, có người có thể kéo dài thêm vài ngày.
  • Không được chạm hay khều cục máu đông đang nằm ở vết thương.
  • Trong 24 tiếng đầu tiên, có thể dùng 1 túi đá để chườm bên ngoài má giúp giảm sưng đau. Thời gian chườm có thể cách nhau 20 phút 1 lần.
  • Sau 2-3 ngày tiếp đó, bạn có thể chườm nước ấm để giúp máu lưu thông tốt hơn nhé.
  • Vệ sinh răng miệng vẫn như bình thường, tuy nhiên cần tránh động chạm vào vùng vừa điều trị trong 2-3 ngày đầu. Có thể dùng dung dịch betadine pha loãng để súc miệng nhằm loại bỏ phần nào vi khuẩn trong miệng.
  • Thực phẩm nên sử dụng là loại mềm và nhiệt độ không quá nóng trong vài ngày đầu tiên. Sau khi cảm giác khó chịu đã qua đi, bạn có thể ăn uống bình thường.
  • Trong những tình huống có khâu chỉ vùng mô mềm (nướu), có thể bác sĩ dùng chỉ tự tiêu hay chỉ không tiêu. Với chỉ không tiêu, bạn cần đến theo hẹn để bác sĩ rút bỏ phần chỉ này ra nhé.
  • Không nên hút thuốc, uống rượu…hay khạc nhổ mạnh sau khi nhổ răng vì sẽ làm chảy máu vùng đang tổn thương.

Khi nào cần liên lạc ngay với bác sĩ?

  • Vết thương trở nên sưng viêm gây đau, sốt và chảy máu liên tục, hoặc chảy máu kéo dài trong nhiều ngày.
  • Lưỡi hay môi của bạn bị tê mất cảm giác nhiều giờ sau khi hoàn tất quá trình nhổ bỏ răng.
  • Nơi răng vừa được nhổ trở nên đau nhức dữ dội
  • Kịp thời liên hệ và xử lý tốt sẽ giúp bạn tránh các rủi ro nguy hiểm hơn nhé.

 

Nhổ bỏ răng được thực hiện tại Nha khoa Quốc Bình
Nhổ bỏ răng được thực hiện tại Nha khoa Quốc Bình

Tại Vũng Tàu, các bạn có thể đến NHA KHOA QUỐC BÌNH để được khám và tư vấn miễn phí với bác sĩ chuyên gia.

Bác sĩ trưởng BS PHAN QUỐC BÌNH

CS1: 19 Phạm Hồng Thái, Phường 7, Tp. Vũng Tàu.

☎️ 09148399 66/ (0254) 383 99 66

CS2: 28 Lê Lợi, Phường 4, Tp. Vũng Tàu.

☎️ (0254) 381 83 18

CS3: 649 Trương Công Định, Phường 7, Tp. Vũng Tàu

Bs phụ trách BS. NGUYỄN HỮU CHIẾN

☎️ 0708 649 649

Trang thông tin trực tuyến:

https://www.facebook.com/nhakhoathammyquocbinh/

https://www.facebook.com/nhakhoaquocbinh/

Trả lời

0914 83 9966