Có khi nào bạn phát hiện ra các biểu hiện lạ như có tiếng kêu lốp cốp khi ngáp, khi mở miệng hoặc nhai? Bạn bị đau đầu, đau xung quanh tai hay bị cứng khớp, gây khó khăn trong vận động hàm?…Có thể đó là những dấu hiệu của chứng rối loạn khớp thái dương hàm. Và để biết rõ nguyên nhân – cách chữa trị, chúng ta cùng tham khảo một số thông tin sau nhé.
Đầu tiên chúng ta nên biết khớp thái dương hàm ở đâu và có chức năng gì? massage tại nhà
Đây là một trong những khớp phức tạp nhất của cơ thể (bao gồm cơ bắp của hàm, dây chằng, đĩa sụn ở khớp và xương hàm) nằm ở hai bên đầu và phía trước của tai, nơi xương hàm tiếp ứng với sọ, có chức năng kết hợp vận động trượt đưa hàm dưới ra trước hay lùi ra sau, đồng thời chuyển động đưa hàm sang hai bên đều được.
Nếu có bất kì lí do nào khiến cho bộ phận này hoạt động bị trục trặc, thì sẽ được gọi là chứng rối loạn khớp thái dương hàm. Hay còn gọi là TMJ (Temporomandibular Joint Syndrome), mô tả tình trạng khớp giữa hàm trên và hàm dưới không hoạt động.
Nguyên nhân của chứng rối loạn này có thể được biết đến như sau:
- Viêm khớp
- Chấn thương xương hàm
- Cơ bị mỏi do hàm siết chặt (nghiến răng)
- Khớp cắn không đúng (Có thể do mất răng lâu ngày mà không có biện pháp phục hồi, làm các răng vùng lân cận di chuyển gây xáo trộn sự ăn khớp giữa các răng, hoặc việc trám răng hay làm răng giả không phù hợp khiến hoạt động của hàm không thoải mái)
- Yếu tố stress, thần kinh.
Và một số tình huống chưa xác định rõ được nguyên nhân.
Tham khảo thêm: http://tuoitre.vn/50-75-dan-so-bi-roi-loan-khop-thai-duong-ham-3686.htm
Vậy các biểu hiện rõ ràng nhất của hội chứng này là gì?
- Đau tai, đau đầu, đau hàm, gây tê bì ở mặt.
- Cắn, nhai khó khăn gây khó chịu,
- Khớp thái dương hàm bị khoá cứng làm động tác há miệng hay khép miệng không được.
- Khi ngáp hay há miệng, ăn nhai gây ra tiếng động lộp cộp ở khu vực khớp thái dương hàm.
Lưu ý: có nhiều dấu hiệu, triệu chứng trong TMJ bị trùng lấp với một số căn bệnh khác. Vì thế muốn xác định bạn có gặp phải TMJ hay không cần phải được kiểm tra và chẩn đoán bởi bác sĩ nha khoa có kinh nghiệm.
Thông qua các kết quả chụp phim (X-Quang hoặc MRI) cho vùng xương hàm và lịch sử bệnh lý răng miệng, cũng như thăm khám lâm sàn trực tiếp trên vùng bị tổn thương, để phát hiện và giới hạn các nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này.
Phương pháp điều trị:
Trong một số trường hợp, các triệu chứng rối loạn có thể tự biến mất mà không cần điều trị.
Nhưng phần lớn, các bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn cho bạn một số phương pháp sau (tuỳ vào hiện trạng bệnh lý của bạn đang gặp phải)
- Điều trị bằng thuốc (trong nội khoa) nhằm loại bỏ sự co thắt và đau cơ.
- Giảm tác động của các thói quen không tốt như nghiến răng bằng cách sử dụng các máng nhựa cách ly hàm trên và hàm dưới. Tránh sự nén chặt giữa các răng vô thức trong lúc ngủ. Giảm thiểu tình trạng mỏi cơ sau khi thức dậy, tránh các tổn thương do sự nghiến răng gây ra
- Điều chỉnh khớp cắn bằng các biện pháp biện pháp thích hợp.
- Giải toả yếu tố tâm lý stress, hay sử dụng phương pháp massage giúp thư giãn cơ.
Ngoài các biện pháp chữa trị thông thường. Các bác sĩ có thể sẽ tiến hành phẫu thuật khớp hàm. Tuy nhiên đây là phương pháp hiếm khi được áp dụng, vì đây là phương pháp không thể đảo ngược nếu kết quả phẫu thuật không thành công như mong muốn.
Vậy chúng ta phải làm gì để phòng ngừa chứng rối loạn khớp thái dương hàm?
- Không ăn nhai thức ăn cứng, dai.
- Không há miệng quá lớn và trong thời gian dài.
- Tập nhai đều cả 2 bên trái – phải, tránh nhai lệch 1 phía.
- Chỉnh hình răng mặt khi có bệnh lý răng mọc lệch lạc.
- Vệ sinh răng miệng tốt tránh các bệnh viêm nhiễm nướu, viêm nha chu, sâu răng … dẫn đến nguy cơ mất răng.
- Phục hình răng đã mất càng sớm càng tốt tránh gây sai lệch khớp cắn.
- Loại bỏ thói quen nghiến răng, cắn các vật cứng. Sử dụng các khí cụ chuyên dụng điều chỉnh cơ chức năng.
Quan trọng, bạn nên có chế độ sinh hoạt lành mạnh, lịch chăm sóc sức khoẻ răng miệng định kì. Và đến ngay phòng khám uy tín khi có bất kì dấu hiệu đau dai dẳng ở vùng khớp thái dương hàm hay những dấu hiệu mô tả bên trên, để các bác sĩ có kinh nghiệm kiểm tra và tìm ra nguyên nhân để điều trị thích hợp.
Nha Khoa Quốc Bình