Tiếp nối chủ đề giải đáp thắc mắc về răng Implant của bài trước, hôm nay chúng ta sẽ được nghe chia sẽ tiếp của bác sĩ chuyên khoa Cấy ghép Implant về một số tình huống khác có ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
1/ Những bệnh nhân có liên quan đến xạ trị và cấy ghép răng implant:
Nếu thật sự một bệnh nhân đang trong giai đoạn điều trị bằng xạ trị ở khu vực đầu cổ thì không nên tiến hành cấy ghép răng Implant.
Nguyên nhân rất cụ thể, vì xạ trị vùng đầu cổ sẽ có ảnh hưởng đến kết quả ghép xương hàm và sự thành công của cấy ghép răng Implant.
Tác hại của xạ trị sẽ gây ra các biểu hiện như khô miệng và viêm niêm mạc, giảm sản sinh tế bào mới, giảm oxy trong máu, giảm lượng bạch cầu và hồng cầu tăng nguy cơ nhiễm trùng khá cao, giảm khả năng tích hợp xương…
Vì vậy, với những đối tượng này, nếu cần cấy ghép răng Implant, sẽ nên thực hiện sau khi kết thúc xạ trị ít nhất 12 tháng. Khi ấy cơ thể người bệnh đã có thể hồi phục và cân bằng các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả cấy ghép.
2/ Phụ nữ mang thai có nên cấy ghép răng Implant?
Đây là đối tượng được khuyến cáo không được tiến hành cấy ghép răng Implant trong suốt thai kì.
Cơ thể người mẹ trong giai đoạn mang thai cực kì nhạy cảm. Và bất kì tác động nào đến mẹ cũng sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến thai nhi.
Như bạn đã biết, trong quy trình cấy ghép răng sẽ phải tiến hành chụp phim X-Quang hoặc CT conebeam, đồng thời phải gây tê, và uống thuốc kháng viêm…chưa kể đến việc trong giai đoạn này, răng miệng của người mẹ thường có dấu hiệu viêm nhiễm như nha chu, viêm nướu…đồng thời tâm lí khá căng thẳng sẽ làm ảnh hưởng khá nhiều đến thai nhi.
Tuy nhiên, có vài trường hợp người mẹ vừa cấy ghép Implant xong thì sau đó có thai. Vậy các giai đoạn phục hình có gây trở ngại gì về sức khỏe không? Chỉ cần hoàn tất việc cấy ghép trước khi có thai, thì giai đoạn phục hình sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều đối với thai phụ.
Tuy nhiên, lời khuyên từ bác sĩ, ngoài những can thiệp nha khoa nhằm phòng bệnh, thì tất cả các điều trị khác nên thực hiện sau khi sinh sẽ tốt nhất cho mẹ và bé.
3/ Bệnh nhân tiểu đường có cấy ghép răng Implant được không?
Bệnh tiểu đường hiện nay được xếp vào trường hợp đặc biệt cần theo dõi tỉ mỉ nếu muốn cấy ghép Implant.
Bệnh nhân tiểu đường thường bị hạn chế các điều trị can thiệp bằng phẫu thuật. Nguyên do, bệnh tiểu đường thường gây các biến chứng viêm nhiễm, các vết thương sẽ khó lành hơn người bình thường.
Vì thế nếu bệnh nhân đang trong giai đoạn bệnh đang phát triển mà cấy ghép răng Implant sẽ gây ra tình trạng vết thương không lành, Implant không tích hợp với xương hàm và cho ra kết quả cấy ghép thất bại.
Tuy nhiên, không thể phủ định vẫn có trường hợp thành công khi cấy ghép cho bệnh nhân đang mắc bệnh này. Nếu thật sự người đang bị tiểu đường đã được kiểm soát tốt tình trạng của mình và cấy ghép răng là lựa chọn thiết yếu cho cuộc sống của họ.
Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ nội khoa điều trị bệnh tiểu đường và bác sĩ nha khoa để có quyết định phù hợp nhất với tình trạng của mình nhé.
4/ Bệnh loãng xương có cấy ghép răng Implant được không?
Trong suốt các bài viết chia sẽ về phương pháp cấy ghép răng Implant, bạn sẽ thường nghe cụm từ “tích hợp xương” giữa Implant và xương hàm. Vậy với bệnh nhân bị loãng xương thì tình trạng này có ảnh hưởng thế nào đến việc cấy ghép?
Thực tế, việc tái cấu trúc xương sẽ khác nhau giữa các xương. Khác cả trên xương vỏ và xương tủy, và cả những vị trí khác nhau của xương tủy.
Xương hàm trên có cấu trúc xương tủy nhiều, xương hàm dưới lại có cấu trúc xương vỏ nhiều.
Sự kết hợp, sản sinh xương sau khi cấy ghép răng Implant giữa người xương khỏe mạnh và xương loãng về cơ bản là không khác nhau. Chính vì thế, cấy ghép Implant cho đối tượng xương loãng vẫn thành công như người bình thường.
Kết thúc phần chia sẽ thứ 2 của các chuyên gia về cấy ghép răng Implant, chắc hẳn đã giúp các bạn đang có sức khỏe tốt và cả những bạn đang thuộc đối tượng đặc biệt đều có câu trả lời cho tình trạng của mình.
Tuy nhiên, để cụ thể nhất và xác định được khả năng thành công của ca cấy ghép răng Implant, bạn cần trực tiếp thăm khám và theo dõi bởi các bác sĩ chuyên khoa trong lĩnh vực này nhé.
Nhóm bác sĩ chuyên khoa Implant – Nha Khoa Quốc Bình