Giải đáp từ chuyên gia Răng Hàm Mặt cho bệnh nhân nhổ răng -

Giải đáp từ chuyên gia Răng Hàm Mặt cho bệnh nhân nhổ răng

Nghe đến việc nhổ răng là đã không ít người cảm thấy sợ hãi. Mọi người hay tưởng tượng ra rất nhiều viễn cảnh nào là đau đớn, nào là xấu xí, rồi chuyện máu me v.v…Tuy nhiên nếu bạn tham khảo các thông tin sau đây, thì chắc hẳn nỗi lo sẽ bớt đi mà tâm lí còn thoải mái nữa.

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các giải đáp của chuyên gia nhé

  1. Nhổ răng sẽ rất đau đớn, điều này có chính xác không?

Hiện tại, khi nhổ răng, các bác sĩ sẽ dùng thuốc tê để cắt cơn đau (có thuốc tê dùng cho người bình thường, và thuốc tê dùng cho bệnh nhân đang có bệnh lý tim mạch…)

Bạn sẽ không cảm nhận được cơn đau trong suốt quá trình điều trị, tuy nhiên lúc đầu sẽ thấy nhói một chút (cảm giác như kiến cắn) vì mũi kim tiêm đang xuyên qua nướu. Với những bệnh nhân quá nhạy cảm, Nha Khoa Quốc Bình sẽ áp dụng công nghệ tiêm không đau. Thế thì còn gì để lo lắng nữa, đúng không nào.

Thời gian thuốc tê có tác dụng gây tê có thể kéo dài từ 60 phút đến 120 phút. Chính vì thế, ngay cả sau khi nhổ răng, cảm giác đau cũng không nhiều. Đối với những ca răng khó, cần nhiều thời gian xử lí, và các dụng cụ nhổ răng sẽ tác động nhiều lên các mô xung quanh. Khi ấy, có thể bạn sẽ thấy hơi đau, và có thể hơi sưng ở vùng điều trị. Tuy nhiên, bạn hãy an tâm vì bác sĩ sẽ kê toa giảm đau và kháng viêm cho mình.

  1. Bị tim mạch có bắt buộc không được nhổ răng?

Vấn đế này chúng ta sẽ xem xét 2 khía cạnh. Có bệnh tim thật sự hay chỉ vì yếu tố tâm lý.

@ Nếu bạn đang gặp phải bệnh lý tim mạch, tiểu đường. Bạn vẫn có thể nhổ răng, nếu bác sĩ đang chữa bệnh cho bạn phê duyệt. Vì bệnh lý này liên quan nội khoa, thì cần ý kiến chuyên môn của bác sĩ đang theo dõi và điều trị nội khoa cho bạn quyết định.

Khi ấy, bác sĩ răng hàm mặt sẽ có thể tiến hành chữa trị với các phương pháp dành riêng cho bệnh nhân đang có bệnh lý tim mạch, tiểu đường. (ví dụ sẽ sử dụng thuốc tê đặc biệt không có chất co mạch, sẽ không gây kích thích tim…)

Giải đáp từ chuyên gia Răng Hàm Mặt cho bệnh nhân nhổ răng

@ Nếu bạn là người hay lo lắng, hay sợ hãi (yếu tố thần kinh), dù thể trạng bình thường và không mắc phải bệnh lý tim mạch. Nhưng hễ thấy kim tiêm, kiềm nhổ răng, hay đơn giản là ngồi lên ghế nha đã thấy sợ hãi, tim đập thình thịch, khó thở, mặt tái xanh, vã mồ hôi…hoặc ngay trong lúc điều trị, xuất hiện triệu chứng huyết áp thấp, rơi vào trạng thái lơ mơ hay ngất. Lúc này, tim bạn bị kích thích do yếu tố thần kinh chứ không phải bệnh lý tim mạch.

Khi ấy, chỉ cần bác sĩ hỗ trợ bạn ổn định lại tinh thần, giải thích các bước điều trị, tạo sự an tâm, và tin tưởng. sau khi trấn tĩnh thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra có thể sử dụng thuốc an thần liều nhẹ để hỗ trợ trước khi tiến hành nhổ răng nhé.

  1. Nhổ răng đụng chạm dây thần kinh và có thể chết người:

Bạn sẽ đọc thấy đâu đó các thông tin nhổ răng gây chết người, nhổ răng gây liệt hàm mặt…Tuy nhiên, liệu thông tin ấy có đúng và chính xác không?

Trước tiên, bạn cần biết, nhổ răng là việc lấy đi cái răng đó ra khỏi xương hàm. Nếu thực hiện tốt, không để sót chân răng, chữa trị triệt để các bệnh lý nơi cuống răng. Không can thiệp thô bạo gây chèn ép dây thần kinh. Thì việc nhổ răng không hề gây ảnh hưởng đến thần kinh mặt.

Vậy tại sao lại có tình huống thấy tê môi, tê hàm dưới kéo dài sau nhổ răng 24h?

Chúng ta có thể lí giải như sau: vì dưới các chân răng có dây thần kinh chạy qua, nên khi gây tê nhổ răng, thuốc tê cũng ảnh hưởng tạm thời ngừng cảm giác ở các vùng dây thần kinh này. Sau khi thuốc tê tan hết tác dụng, vùng môi và hàm của bạn sẽ có lại cảm giác bình thường. Tình huống xấu nhất có thể nghĩ đến là trong quá trình nhổ răng đã làm tổn thương chèn ép lên dây thần kinh.

Ngoài ra, vẫn còn tình huống vùng nhổ răng có các mô mềm bị phù nề, chưa phục hồi, cũng sẽ gây hiện tượng tê nhé.

Nếu hiện tượng tê kéo dài hàng tuần, bạn cần quay trở lại bác sĩ điều trị để thăm khám và phục hồi vùng tổn thương.

  1. Một số lưu ý quan trọng trong việc kiểm soát tốc độ máu đông, để tránh mất máu quá nhiều trong việc nhổ răng

Thông thường, sau khi nhổ răng, máu sẽ đông lại, cản trở việc thất thoát máu ra khỏi cơ thể. Đảm bảo cơ chế tự bảo vệ, tự phục hồi.

Tuy nhiên, có vài tình huống xảy ra việc máu chảy không theo quy luật tự nhiên như trên. Chẳng hạn như:

  • Bệnh nhân mắc bệnh lý máu khó đông, vì thiếu yếu tố gây đông máu (đây là căn bệnh hiếm). Căn bệnh này người bệnh biết rõ nên cần phải kê khai với bác sĩ điều trị liên quan đến việc mổ xẻ. Chính vì thế, nếu nhổ răng là điều thật sự cần thiết, thì bác sĩ răng hàm mặt cũng sẽ có hướng giải quyết cho bạn.
  • Bệnh nhân đang sử dụng thuốc làm giảm khả năng đông máu (ví dụ thuốc aspirine)
  • Bệnh nhân tim mạch đang điều trị với thuốc chống đông máu.
  • Bệnh nhân đang trong tình trạng viêm nhiễm chân răng, viêm nhiễm xương hàm khiến máu đông lâu hơn bình thường.
  • Và các bạn gái đang trong thời kì kinh nguyệt (máu sẽ khó đông hơn ngày thường chút đấy)
  • Lưu ý một số trường hợp sai lầm mà nhiều người mắc phải: các bạn nghe đâu đó chỉ dẫn ngay sau khi nhổ răng phải ngậm muối sát khuẩn hay chườm đá cho nướu teo lại thì máu sẽ không chảy ra nữa. Điều này hoàn toàn sai lầm nhé. Thực hiện việc này sẽ khiến máu khó đông hơn đấy.
  1. Vậy cầm máu thế nào sau nhổ răng?

Với người bình thường: Bạn chỉ cần cắn chặt viên gòn mà bác sĩ để vào chổ răng vừa nhổ trong vòng 30-45 phút, sau đó có thể thay viên gòn khác (được phát đem về).

Giải đáp từ chuyên gia Răng Hàm Mặt cho bệnh nhân nhổ răng

Với người có bệnh lý máu khó đông, hay máu loãng…tương ứng với mỗi nguyên nhân khác nhau, bác sĩ sẽ có hướng điều trị kịp thời để tránh hậu quả nghiêm trọng (sử dụng thuốc cầm máu, khâu cầm máu, chích thuốc hỗ trợ đông máu…)

  1. Thời điểm nào nhổ răng là phù hợp nhất?

Với bệnh nhân có sức khoẻ bình thường, thì việc nhổ răng thời điểm nào không quá đặt nặng.

Tuy nhiên, cũng tuỳ thuộc tính chất của chiếc răng cần nhổ, nếu răng khó thì nên nhổ ban ngày, để nếu có xảy ra tình trạng máu chảy nhiều hay đau nhiều, bạn sẽ được bác sĩ giúp đỡ ngay lập tức. (tránh tính huống nữa đêm phải đi cấp cứu)

Ngoài ra, còn một số lí do đáng quan tâm như sau:

Buổi sáng năng lượng tràn trề, sức khoẻ được phục hồi sau một đêm nghỉ ngơi.

Có nhiều thời gian để theo dõi sau điều trị.

Tuy nhiên nếu cần thiết nhổ vào buổi tối thì vẫn thực hiện được, với điều kiện bác sĩ điều trị nắm rõ và tiên lượng được kết quả cũng như biến chứng với ca nhổ răng đó.

Nha Khoa Quốc Bình rất mong các bạn sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin thắc mắc khác, để sau khi được giải đáp các bạn sẽ giúp nhiều bạn khác hiểu rõ hơn các vấn đề đang gặp phải. Và từ đó hỗ trợ tốt nhất trong công việc điều trị và phục hồi cho chính bản thân mình.

Mọi ý kiến và đóng góp, xin vui lòng liên hệ:

Hotline: 091 483 9966

Trang giải đáp thông tin: https://www.facebook.com/nhakhoaquocbinh/

Hay trực tiếp đến phòng khám:

CS1: 19 Phạm Hồng Thái, P.7, Tp. Vũng Tàu

CS2: 28 Lê Lợi, P.4, Tp. Vũng Tàu

Nha Khoa Quốc Bình

One thought on “Giải đáp từ chuyên gia Răng Hàm Mặt cho bệnh nhân nhổ răng

  1. Pingback: Nhổ bỏ răng được thực hiện như thế nào?? -

Trả lời

0914 83 9966