Men răng hư tổn có phục hồi được không? -

Men răng hư tổn có phục hồi được không?

Men răng hư tổn có phục hồi được không?

Nếu như một ngày nào đó, bạn chợt nhận ra răng của bạn có ánh vàng đục và có vẻ lớp men răng mỏng hơn ngày xưa. Đồng thời răng của bạn trở nên nhạy cảm hơn khi ăn uống thực phẩm quá nóng hay quá lạnh. Khi đó, bạn hãy nghĩ ngay đến chuyện men răng hư tổn nhé.

Trong cấu trúc chiếc răng thì men răng như lớp áo giáp giúp bảo vệ các phần bên trong. Tuy nhiên, men răng có thể bị bào mòn và hư tổn. Vậy men răng hư tổn có phục hồi được không? Cùng xem lời giải đáp ngay sau đây.

Áo giáp của răng – men răng là gì?

Lớp vật chất nằm ngoài cùng và bao lấy răng chính là lớp men răng. Lớp men này giúp che chở cho lớp ngà răng và tủy răng bên trong.

Men răng có thành phần chính là Canxi Photphat, rất bền chắc. Nhưng lại dễ bị ăn mòn bởi acid có trong thực phẩm hay môi trường trong khoang miệng. Và từ đó lớp men răng này trở nên dễ bị hư tổn nếu như bạn không biết cách chăm sóc tốt.

Cấu trúc của 1 chiếc răng thật có lớp men răng bao phủ bên ngoài
Cấu trúc của 1 chiếc răng thật có lớp men răng bao phủ bên ngoài

Tại sao men răng lại bị hư tổn?

Lớp áo giáp này bị hư hại là điều không ai mong muốn. Cùng tìm ra nguyên nhân sẽ có được cách phòng ngừa nhé.

  • Men răng không hoàn chỉnh bẩm sinh. Điển hình bệnh lý thiểu sản men răng. Lúc này men răng của bệnh nhân khá yếu, kém vững chắc, dễ bị mài mòn và bể mẻ.
  • Nước bọt tiết ra quá ít làm miệng luôn có cảm giác khô, hoặc bạn uống ít nước. Đây là nguyên nhân khiến cho acid có trong thực phẩm không được trung hòa, hay làm loãng ra. Acid tồn đọng bám trên răng và gây bào mòn lớp bảo vệ này.
  • Cao răng lâu ngày chưa được dọn sạch sẽ là nơi vi khuẩn sinh sôi phát triển mạnh. Trong quá trình sinh sống, chúng tiết ra các chất độc hại tấn công vào men răng. Và từ đó sinh ra bệnh sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng…
  • Người đang có các bệnh lý ở bao tử như trào ngược dịch dạ dày, ợ chua hay nôn mửa …Thì acid từ dạ dày có thể làm mòn men răng mà bạn không biết đấy.
  • Sử dụng thực phẩm/ thuốc có tính acid cao và thường xuyên.
  • Có tật nghiến răng không kiểm soát, gây ma sát, va đập dẫn đến mòn mặt nhai, mẻ góc…

Ngoài ra, trong cách chăm sóc răng mỗi ngày, vẫn có nhiều bạn làm sai cách. Và từ đó hây hư hại lớp men của răng. Chẳng hạn:

  • Chải răng theo chiều ngang gây tụt nướu, mòn cổ chân răng.
  • Dùng bàn chải có lông cứng sẽ gia tăng ma sát. Lâu ngày sẽ làm men răng bị mòn cơ học.
Mòn men răng cụ thể mòn cổ chân răng
Mòn men răng cụ thể mòn cổ chân răng do chăm sóc răng không đúng cách

Vậy chúng ta cần phải làm gì để khắc phục tình trạng men răng bị tổn thương?

Đầu tiên, việc mà ai cũng nên nghĩ đến chính là đến nha sĩ. Nha sĩ sẽ giúp bạn xử lý vùng men răng bị hư hại.

Trám thẩm mỹ là giải pháp “che giấu” hữu hiệu vùng men răng bị hư, mẻ, sâu… Không chỉ phục hồi lại thẩm mỹ cho răng mà còn giúp ngăn chặn và bảo vệ các mô răng còn lại.

Nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng có bổ sung Fluor để cải thiện sự chắc khỏe của men răng.

Với những bệnh nhân gặp phải tình trạng thiểu sản men răng và cần thẩm mỹ lại răng miệng. Giải pháp làm veneer sứ có thể được khuyến khích. Vì sử dụng veneer sứ sẽ ít gây tổn hại đến mô răng thật, mà tính thẩm mỹ cho bề mặt răng được tăng cao tối đa.

Phục hồi tính thẩm mỹ cho tình trạng men răng hư hại
Phục hồi tính thẩm mỹ cho tình trạng men răng hư hại

Có cách nào phòng ngừa tình trạng mòn men răng hay không?

  • Không dùng răng để cắn xé, ăn nhai các vật liệu cứng (nhai đá viên, cắn càng cua, khui nắp chai bằng răng…)
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm có thành phần acid cao nhiều lần trong ngày (trái cây chua như xoài sống, cóc, chanh…). Nhưng nếu có ăn uống những loại thực phẩm này thì nhanh chóng súc miệng với nước lọc để làm giảm bớt lượng acid bám lại trên răng nhé.
  • Hạn chế ăn uống thực phẩm có chứa nhiều chất đường bột, vì nếu không làm sạch thì những chất tồn đọng này sẽ giúp vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Và gây hư men răng, dẫn đến sâu răng.
  • Sau mỗi bữa ăn khoảng 25-30 phút bạn hãy chải răng để làm sạch mảng bám thức ăn còn sót lại.
  • Chải răng bằng bàn chải có lông mềm vừa phải. Chải theo chiều xoay tròn kết hợp chải dọc, tránh chải ngang.
  • Nên ăn uống đầy đủ chất, nhai kỹ sẽ giúp cơ thể được nạp đủ dinh dưỡng và khoang miệng luôn ẩm ướt giúp hạn chế vi khuẩn phát triển.
  • Nạp đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Chữa trị các chứng bệnh về dạ dày. Hay tìm cách khắc phục tình trạng nghiến răng.
  • Khám răng định kì 6 tháng/ lần và loại bỏ vôi răng sạch sẽ giúp hạn chế tối đa các yếu tố gây hư hại răng.

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” đây là phương châm bảo vệ sức khỏe rất đúng đắn. Chúc các bạn luôn có sức khỏe răng miệng thật tốt.

NHA KHOA QUỐC BÌNH VŨNG TÀU

CS1-19 Phạm Hồng Thái, phường 7, Thành phố Vũng Tàu.

CS2-28 Lê Lợi, phường 4, Thành phố Vũng Tàu.

Hotline: 0914 83 99 66

Hay CS3 – 649 Trương Công Định, phường 8, Thành phố Vũng Tàu.

Hotline: 0708 649 649

Trang trực tuyến:

https://www.facebook.com/nhakhoaquocbinh/

https://www.facebook.com/nhakhoathammyvungtau/

Trả lời

0914 83 9966