Nỗi khổ viêm nướu khi mang thai -

Nỗi khổ viêm nướu khi mang thai

Chắc hẳn các bạn thường nghe mọi người truyền miệng nhau rằng “ôi mang thai là hư hết cả hàm răng”, “có bầu bị đau răng cũng không dám chữa”. Hay thực tế có một số mẹ bầu bị hành hạ bởi căn bệnh viêm nướu khi mang thai mà vẫn giữ quan điểm cũ là chịu khổ chứ không đến phòng khám. Vậy đâu đúng, đâu sai??

Trước tiên các bạn nên có thông tin chính xác về bất kì vấn đề gì liên quan đến sức khoẻ răng miệng từ bác sĩ chứ không phải từ lời đồn đại nhé.

Các bác sĩ nha khoa đã xác nhận vấn đề bệnh răng miệng thường gặp ở phụ nữ mang thai là bệnh viêm nướu khi mang thai. Và nguyên nhân khách quan được biết đến do yếu tố biến đổi nội tiết tố trong thời kì mang thai, do việc vệ sinh răng miệng không tốt sẽ dẫn đến nướu sưng, viêm đỏ, chảy máu…

Các mẹ bầu thay đổi thói quen ăn uống (thói quen ăn chua hơn, hay ăn nhiều đồ ngọt hơn, ăn vặt), và sự nhạy cảm trong cơ thể ở thời kì đáp ứng thích nghi với bào thai (ốm nghén) khiến các chị em lơ là việc chăm sóc kĩ hàm răng của mình.

Và chính việc lơ là ấy đã khiến cho vi khuẩn có cơ hội phát triển và gây ra các chứng bệnh viêm nướu, đau nhức răng…

Nỗi khổ viêm nướu khi mang thai

Tuy nhiên, nếu đã vướng phải bệnh lý viêm nướu khi mang thai, thì có nên trì hoãn việc chữa trị hay không?

Với tâm lý sợ ảnh hưởng đến thai nhi, các mẹ bầu thường né việc điều trị nha khoa trong suốt thai kì và cả trong thời gian cho con bú và chịu đựng nỗi khổ trong suốt thời gian dài.

Vì thế hiểu được cơ thể, biết rõ các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến thai nhi, các mẹ sẽ không còn phải đắng đo cho các quyết định khám kiểm soát và điều trị nữa nhé.

Lời khuyên từ các bác sĩ nha khoa:

Trước khi có ý định mang thai, nên khám tổng quát răng miệng. Với những bạn có thói quen chăm sóc răng miệng tốt thì nên duy trì.

Khi có thai nên đến kiểm tra răng miệng ít nhất 1 lần trong suốt thời kì mang thai. Và thời gian thích hợp nhất chính là 3 tháng giữa của thai kì. Vì thời điểm này cơ thể mẹ đã quen dần với sự hiện diện của bào thai, các thay đổi khác của cơ thể đã dần thích nghi, tâm lý đã thoải mái hơn và trọng lượng chưa tăng đột biến nên vẫn không thấy nặng nề trong việc di chuyển, thai nhi đã tương đối ổn định…

Nếu đã có bước kiểm soát từ đầu tốt, đồng thời đáp ứng việc vệ sinh răng miệng thì nguy cơ mắc phải các bệnh lý về răng sẽ được giảm đáng kể.

Và một số điều trị nha khoa cơ bản như lấy vôi răng, trám răng hay cả nhổ răng vẫn có thể thực hiện được. Với những bệnh viêm nhiễm nặng cần chữa trị bằng thuốc kháng sinh, bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị thích hợp với thai phụ.

Ngoài ra, các mẹ bầu cũng còn lo lắng về các chỉ định chụp phim X-Quang trong quá trình điều trị răng miệng. Hiểu được điều này, Nha khoa Quốc Bình cũng xin cung cấp cụ thể thông tin cho các bạn về mức độ an toàn của vấn đề này nhé.

Thông thường, chụp phim XQuang nha khoa, khu vực chụp gói gọn ngay vùng răng cần điều trị. Việc chẩn đoán hình ảnh hiếm khi có bức xạ quá 5 rads. Và thai nhi chỉ bị ảnh hưởng nếu bức xạ vượt 10 rads. Trong chẩn đoán hình ảnh nha khoa đơn giản, thai nhi chỉ có thể hấp thụ 0.01 milirad có nghĩa phải chụp 100.000 phim Xquang nha khoa thì mới chạm tới ngưỡng ảnh hưởng.

Nỗi khổ viêm nướu khi mang thai

Qua thông tin trên, chắc hẳn các bạn đã giảm thiểu sự lo lắng của mình, vì rủi ro từ chụp Xquang nha khoa đối với thai phụ là rất thấp. Tuy nhiên để đảm bảo các yếu tốt về tâm lý và cả nguy cơ thì chỉ chụp phim khi thật sự cần thiết.

Chăm sóc răng miệng thế nào trong thời kì mang thai?

  • Đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ, nên sử dụng bàn chải lông mềm, thay bàn chải mới sau mỗi 3 tháng sử dụng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa loại mảnh để chảy kẻ răng.
  • Khám tổng quát trước khi có ý định mang thai và khám ít nhất 1 lần trong thời kì thai nghén (tốt nhất là 3 tháng giữa thai kì)
  • Nạp đầy đủ dưỡng chất như đạm, vitamin và khoáng chất (Vitamin C và Canxi khá quan trọng cho sức khoẻ răng miệng nhé), các loại hạt cung cấp chất béo có lợi cho thai nhi. Hạn chế ăn uống thực phẩm giàu đường hay chất béo bão hoà.

Nha Khoa Quốc Bình

0914 83 9966