Tại sao lại có tình trạng răng nứt? -

Tại sao lại có tình trạng răng nứt?

Tại sao lại có tình trạng răng nứt?

Răng nứt là tình trạng răng hư hại được nhiều chuyên gia răng miệng cảnh báo. Tình trạng này không chỉ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mà còn gây ra tác hại cho sức khỏe răng miệng. Các nguy cơ như răng ê buốt, đau nhức, lung lay hay thậm chí mất răng đều có thể xảy ra. Vậy tại sao răng lại bị nứt?

Tại sao lại có tình trạng răng nứt?
Tại sao lại có tình trạng răng nứt?

Răng nứt được xác định khi trên thân răng, hay chân răng xuất hiện các vết nứt dọc hoặc ngang.

@Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng nứt răng điển hình như sau:

  • Dùng răng cắn hay nhai các loại vật liệu, hay thức ăn quá cứng.
  • Gặp tai nạn gây va chạm mạnh vào răng trong lúc lưu thông trên đường, hay chơi thể thao, đánh võ …
  • Thói quen gây hại như nghiến răng không kiểm soát trong lúc ngủ
  • Sức khỏe men răng yếu bẩm sinh.
  • Thay đổi nhiệt độ thực phẩm đột ngột trong quá trình ăn uống kết hợp lực tác động khi ăn nhai mạnh.
  • Người lớn tuổi, sức khỏe răng miệng cũng yếu dần và răng dễ nứt mẻ hơn.
  • Các miếng trám không chuẩn dẫn đến cộm cấn và gây các khe nứt ở răng khi gặp áp lực.

@Một số hình thái nứt ở răng được xác định:

  • Nứt dọc trên phần thân răng theo chiều thẳng đứng.
  • Nứt ngang thân răng
  • Răng bị nứt làm đôi từ thân răng kéo đến chân răng
  • Nứt ở chân răng
  • Nứt dọc thân răng do trám răng trước đó.
Các dạng răng nứt phổ biến
Các dạng răng nứt phổ biến

Vậy nứt răng có điều trị để tự lành lại không?

Cấu trúc răng gồm 3 phần cụ thể như: men răng, ngà răng và tủy răng.

Vết nứt trên thân răng thường xuất hiện đầu tiên ở phần men răng. Và đây là lớp khoáng chất chứ không phải tế bào sống, nên sẽ không có khả năng tự lành lại.

Các vết nứt nếu không được xử lý sớm thường sẽ tiến triển nứt rộng hơn và lan dài ra. Khi đó răng sẽ có nguy cơ bị gãy đôi, hay gãy ngang; Hoặc vi khuẩn xâm nhập vào vết nứt và gây viêm nhiễm cho răng. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến tủy răng, xương hàm…

Vì thế, một khi phát hiện được sự bất thường trên răng, bạn không nên tự ý xử lý ở nhà

, mà cần gặp ngay nha sĩ.

@Một số lưu ý giúp phát hiện tình trạng nứt ở răng:

  • Nứt ở phần thân răng có thể được phát hiện qua thăm khám định kì 6 tháng/ lần
  • Hay được nha sĩ phát hiện qua phim chụp X-quang khi kiểm tra 1 bệnh lý khác.
  • Hoặc khi bạn thấy răng ê buốt kéo dài, thậm chí đau khi ăn nhai; Kết hợp vùng nướu quanh chiếc răng bị đau nhức có biểu hiện sưng đỏ… thì có thể đây là dấu hiệu chỉ điểm đầu tiên cho bạn.

Hiện nay có giải pháp nào để xử lý tình trạng răng nứt hay không?

Bất kể bệnh lý nào cũng vậy, sẽ tùy vào từng tình trạng thực tế mà có giải pháp điều trị phù hợp.

Nha sĩ có thể áp dụng một số cách như sau:

@Trám răng:

Đây là giải pháp nhanh chóng và dễ thực hiện, nhưng chỉ áp dụng cho 1 vài tình huống.

Nha sĩ sẽ dùng vật liệu composite phủ tạo hình lên trên vết nứt, nhằm che đi hư tổn này.

Tuy nhiên loại vật liệu này lại dễ bị nhiễm màu sau 1 thời gian sử dụng, cho nên sẽ khiến mặt răng ố vàng hay bị loang lổ.

Bên cạnh đó, tính bền chắc của miếng trám cũng không cao, dễ bị bong tróc trong quá trình ăn nhai.

Vì vậy, giải pháp trám răng vẫn chưa phải là tối ưu.

@Làm răng sứ/ Veneer sứ

Khác với trám răng mang tính chất tạm thời, làm răng sứ lại rất bền chắc và hoàn hảo về cả tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, cũng tùy vào tình trạng nứt mà nha sĩ sẽ xử lý sao cho phù hợp.

Nếu vết nứt mới chỉ nằm ở phần men răng trên thân răng và chân răng không tổn thương gì, thì áp dụng giải pháp này là tuyệt vời.

Còn tình huống răng đã nứt đôi, hay gãy ngang cụt thân răng; Thì xử lý bằng cách nhổ răng và trồng Implant hoặc làm cầu răng sứ thì ổn thỏa hơn nhé.

Lưu ý với trường hợp răng bị nứt do chấn thương có thể gây viêm nhiễm chân răng và vùng xương hàm. Vì vậy cần kết hợp điều trị trước khi tiến hành phục hồi răng mới.

Một chiếc răng thật chắc khỏe luôn là tài sản quý giá đáng được bảo vệ

Để không phải hối tiếc khi răng bị hư tổn, các bạn nên chú ý hơn trong việc chăm sóc và giữ gìn răng thật nhé.

  • Không dùng răng để cắn hay ăn nhai vật cứng (cắn xương, khui nắp chai, nhai đá viên…)
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, chăm sóc vệ sinh răng đúng kỹ thuật.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, tích cực, để hạn chế nguy cơ nghiến răng khi ngủ.
  • Và có thói quen thăm khám nha sĩ định kì. Giúp phát hiện và xử lý sớm các bệnh lý răng miệng để không gây biến chứng về sau.
Không dùng răng để cắn vật cứng nhé
Không dùng răng để cắn vật cứng nhé

Trong thời gian giãn cách Xã hội, phòng khám tạm ngưng nhận bệnh nhân rộng rãi. Tuy nhiên vẫn có các bác sĩ trực, và tiếp nhận xử lý các ca điều trị khẩn cấp không thể trì hoãn nhé.

Sau khi hết giãn cách, nha khoa sẽ hoạt động lại bình thường ạ!

—- ☘️ ☘️ ☘️—-

NHA KHOA QUỐC BÌNH VŨNG TÀU

Bác sĩ trưởng BS PHAN QUỐC BÌNH

CS1: 19 Phạm Hồng Thái, Phường 7, Tp. Vũng Tàu.

(Nghỉ Chủ Nhật hàng tuần)

☎️ 09148399 66/ (0254) 383 99 66

CS2: 28 Lê Lợi, Phường 4, Tp. Vũng Tàu.

(Nghỉ Thứ 7 hàng tuần)

☎️ (0254) 381 83 18

CS3: 649 Trương Công Định, Phường 7, Tp. Vũng Tàu

Bs phụ trách BS. NGUYỄN HỮU CHIẾN

☎️ 0708 649 649

(Nghỉ Thứ 6 hàng tuần)

⏰Thời gian làm việc: 7h30-11h30, 14h-20h30

Fanpage thẩm mỹ răng: https://www.facebook.com/nhakhoathammyquocbinh/

Fanpage răng tổng quát: https://www.facebook.com/nhakhoaquocbinh/

Tham khảo chi phí điều trị: https://nhakhoaquocbinh.com/bang-gia/

Trả lời

0914 83 9966