3 CÁCH XUA TAN NỖI SỢ KHI ĐẾN GẶP NHA SĨ -

3 CÁCH XUA TAN NỖI SỢ KHI ĐẾN GẶP NHA SĨ

3 CÁCH XUA TAN #NỖI_SỢ KHI ĐẾN GẶP NHA SĨ

3 CÁCH XUA TAN NỖI SỢ KHI ĐẾN GẶP NHA SĨ

Có phải nhiều người trong chúng ta thường hay có tâm lý e ngại và c.ă.n.g t.h.ẳ.n.g khi phải đến gặp nha sĩ đúng không nào⁉️

Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng bác sĩ nha khoa sẽ giúp chúng ta đảm bảo sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất.

➡️Bạn càng trì hoãn hoặc thậm chí không đi khám nha khoa, nguy cơ mắc các bệnh răng miệng càng cao. Như vậy sẽ khó khăn hơn trong việc chăm sóc răng miệng trong tương lai.

🌈Do đó, việc khám răng định kỳ là điều cần thiết. Nếu bạn cảm thấy lo sợ, hãy thử ÁP DỤNG 3 CÁCH dưới đây để giảm bớt sự lo lắng của mình nhé!

1️⃣NÓI RA SUY NGHĨ

Việc chia sẻ cảm xúc sẽ mang tới những lợi ích tuyệt vời.

🔹Nếu bạn đang căng thẳng hoặc lo lắng, lời khuyên của #Nha_khoa_Quốc_Bình là bạn HÃY CHIA SẼ cảm xúc của mình với bác sĩ. Nhờ đó, bác sĩ nha khoa sẽ hiểu được nhu cầu của bạn và có cách điều trị phù hợp nhất.

😉😉😉Mẹo nhỏ: khi bạn đặt lịch hẹn khám, hãy nói với lễ tân rằng bạn đang lo lắng về vấn đề của bạn (sợ đau, sợ thấy máu, sợ ê răng…)

Và khi đến khám, hãy nhắc lại sự lo lắng đấy. Nếu bạn đã từng gặp một tình huống xấu khi đi khám trong quá khứ, hãy chia sẻ và đề nghị có giải pháp thích hợp.

🔹ĐỪNG NGẠI ĐẶT CÂU HỎI. Đôi khi nắm rõ những gì sẽ xảy ra với mình sẽ giúp làm giảm bớt nỗi sợ hãi về những điều bạn chưa biết.

🔹Ngoài ra, bạn có thể ra hiệu tạm dừng với bác sĩ điều trị nếu bạn cần thư giãn trong giây lát.

🔹Đặc biệt, trong lúc khám nếu bạn thấy đau, đừng cố chịu đựng, mà hãy nói với nha sĩ để họ biết cách điều chỉnh thích hợp hơn nhé.

2️⃣TỰ LÀM BẢN THÂN PHÂN TÁN

Thực hiện điều này giúp bạn không tập trung suy nghĩ về chuyện khám răng nữa. Mặc dù rất khó để loại bỏ những suy nghĩ lo lắng trong đầu, nhưng bạn có thể làm cho mình không nghĩ đến nó bằng các biện pháp sau:

🔹ĐEO TAI NGHE. Nếu âm thanh của máy móc tại phòng khám làm bạn thấy phiền, hãy đeo tai nghe để bạn có thể nghe nhạc hoặc audiobook mà bạn yêu thích. Một số nha khoa thậm chí có tivi hoặc nhạc nhẹ để giúp bạn thả lỏng tinh thần.

🔹PHÂN TÁN SỰ CHÚ Ý BẰNG TAY. Bạn có thể thử “vân vê” một vật nhỏ như vòng tay, quả bóng nhỏ hoặc nhẫn. Điều này cũng góp phần làm giảm bớt áp lực.

🔹NGHĨ VỀ NHỮNG ĐIỀU TỐT ĐẸP. Hãy nghĩ về những nơi những có ký ức khiến bạn hạnh phúc và vui vẻ.

3️⃣SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP GIÚP THƯ GIÃN CƠ THỂ

🔹Bắt đầu thư giãn từ tâm trí của bạn trước nhé. Thử các bài tập thở sâu để giúp thư giãn và làm giảm căng thẳng.

Hít thở sâu. Hít một cách chậm rãi và sau đó thở ra với số lần tương ứng. Thực hiện 4-5 lần trong khi bạn đang chờ khám, hoặc trong thời gian nghỉ giữa giờ.

🔹Thư giãn toàn thân. Tập trung thả lòng cơ của từng phần cơ thể. Bắt đầu từ trên xuống, từ phần đầu cho tới ngón chân.

Ví dụ: bạn có thể tập trung giải phóng căng thẳng bắt đầu từ trán, sau đó là má, cổ và các phần cơ thể còn lại.

😇😇😇Những BÍ KÍP trên có thể đã giúp bạn giảm bớt được phần nào những căng thẳng, lo lắng khi đi khám răng.

✨Nếu có thêm chia sẽ bổ ích nào khác, hãy mạnh dạn C.O.M.M.E.N.T bên dưới để giúp mọi người cùng thực hiện nhé các bạn

—–🌺NHA KHOA QUỐC BÌNH VŨNG TÀU🌺—–

Trả lời

0914 83 9966