Ghép xương hàm là một chỉ định cần thiết trong các trường hợp chuẩn bị trồng răng Implant mà xương hàm thiếu hụt nhiều. Chất lượng xương hàm không đảm bảo sẽ dẫn đến răng Implant không vững ổn. Phẫu thuật này áp dụng cho người mất răng lâu năm, hay người có chất lượng xương hàm không tốt. Vậy ghép xương hàm có đau không?
Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể vấn đề ghép xương hàm ở người chuẩn bị trồng răng là như thế nào nhé.
1.Vì sao cần phải ghép xương hàm?
Thông thường, khi 1 chiếc răng rụng đi, thì phần xương ổ răng tại đó sẽ có xu hướng biến mất dần.
Tại sao như vậy? Vì khi mất răng, chổ trống mà chân răng để lại sẽ không còn vật neo giữ; Chính vì thế theo cơ chế tự nhiên của cơ thể, vùng xương hàm sẽ dần tiêu biến.
Nếu như bệnh nhân lựa chọn giải pháp phục hồi răng mất bằng hàm giả tháo lắp hay cầu răng sứ; Thì cũng chỉ “che mắt” được phía cảm quan bên ngoài của hàm răng. Còn thật tế bên dưới lớp nướu răng, xương hàm vẫn đang tiêu biến theo thời gian.
Tiêu xương hàm gây ra rất nhiều hệ lụy xấu cho cơ thể chúng ta. Không chỉ làm mất thẩm mỹ như má bị hóp, miệng móm, gương mặt lệch, da chảy xệ trông già nua… Mà quan trọng là việc ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và sự tồn tại của răng bên cạnh.
Đây chính là những nguyên nhân thúc đẩy bạn cần phải chọn giải pháp đúng để trồng mới lại chiếc răng bị mất.
- Răng Implant thay thế hoàn hảo chiếc răng thật không may bị rụng đi.
- Răng Implant giúp giữ xương hàm không tiêu biến. Từ đó giữ cấu trúc của hàm răng và gương mặt không bị sai lệch. Không xuất hiện dấu hiệu lão hóa và khớp cắn vẫn đảm bảo cho ăn nhai tốt.
- Ghép xương hàm giúp đảm bảo và tăng chất lượng xương hàm. Từ đó tạo điều kiện tốt để răng cấy ghép có sự bền vững.
2.Thời điểm nào cần ghép xương hàm?
Sẽ có nhiều tình huống cần phải ghép xương hàm. Nhưng chúng ta sẽ bàn về việc ghép xương hàm để chuẩn bị cho cấy ghép Implant.
Sau khi răng mất đi, nếu để càng lâu thì xương hàm càng tiêu biến nhiều. Với những bệnh nhân mất răng đã lâu thì chắc chắn sẽ cần ghép xương hàm trước khi cấy ghép Implant.
Hoặc với những bệnh nhân vừa nhổ răng và muốn cấy ghép răng tức thì, thì vẫn cần ghép xương hàm. Do răng Implant chỉ là 1 trụ thẳng cấy vào vùng xương ổ răng, nên không thể bao quát hết các lỗ trống mà chân răng để lại. Vì vậy cần lắp đầy các vùng đó và tăng sự vững ổn cho răng Implant.
@Với trường hợp ghép xương trước khi cấy Implant
Sau khi ghép xương, phần vật liệu này được hòa trộn tự nhiên với máu và kích thích xương thật phát triển nhiều hơn. Xương ghép và xương thật liên kết chặt chẽ với nhau thành 1 khối vững chắc.
Sau đó, bác sĩ sẽ cấy ghép tiếp trụ Titanium vào xương hàm. Và chờ đợi quá trình tích hợp xương diễn ra. Sau khi trụ Implant vững ổn, sẽ tiếp tục thực hiện phục hình răng sứ bên trên. Và chúng ta đã có chiếc răng hoàn chỉnh, khỏe hơn răng thật.
@Với trường hợp ghép xương hàm đồng thời ghép Implant.
Xương hàm và xương ghép cũng sẽ liên kết với nhau và tích hợp vào thân của trụ Titanium sau đó.
Trường hợp này không phải ai cũng áp dụng được.
3.Vậy ghép xương hàm có đau không?
Ghép xương hàm bản chất không gây ra đau đớn cho bệnh nhân.
Cảm giác mà các bạn sợ hãi chỉ là một chút xử lý trên lớp mô nướu. Nhưng khi phẫu thuật thì nướu cũng sẽ được gây tê. Vì thế cả quá trình thực hiện ghép xương đều không đau.
@Một số bước thực hiện ghép xương hàm mà bạn có thể tham khảo
- Bác sĩ kiểm tra tổng quát tình trạng sức khỏe chung của bạn (theo kê khai tiền sử bệnh, xét nghiệm máu nếu cần…). Và kiểm tra cụ thể vùng xương hàm cần ghép xương thông qua phim chụp X-quang/ CT cone beam.
- Khi bắt đầu thực hiện, bạn sẽ được vệ sinh diệt khuẩn ngay vùng phẩu thuật và phạm vi bên ngoài môi má. Sau đó được gây tê và rạch mở nướu.
- Tiến hành đặt xương/ bơm xương vào vùng cần ghép. Sử dụng vật liệu màng che chắn bao phủ trọn vẹn và cố định vùng ghép xương.
- Khâu kín nướu. Sau đó sát trùng lại và kết thúc phẫu thuật.
- Dặn dò các bước chăm sóc sau phẫu thuật giúp bệnh nhân mau hồi phục.
4.Những lưu ý sau khi phẫu thuật ghép xương mà bạn cần ghi nhớ
- Không hút thuốc lá hay uống nhiều rượu bia 1 tháng trước phẫu thuật và sau phẫu thuật.
- Không ăn trước khi thuốc tê tan hết tác dụng. Vì có thể bạn sẽ cắn nhầm môi má, hay thực phẩm cứa vào vùng mô đang tê mà bạn không biết.
- Sau khi cơ thể trở lại trạng thái cảm nhận được bình thường thì nên ăn thức ăn mềm, lỏng và ấm hay để nguội. Không dùng đồ ăn thức uống quá nóng hay quá lạnh có thể kích thích chảy máu nướu.
- Không ăn thức ăn có gia vị cay, chua…đậm đà.
- Nên uống đủ nước, và bổ sung dưỡng chất đầy đủ giúp cơ thể mau hồi phục.
- Không khạc nhổ mạnh, không dùng ống hút trong những ngày đầu sau phẫu thuật tránh chảy máu nướu.
- Không dùng tăm, đũa, vật nhọn đụng vào vùng phẫu thuật.
Lưu ý: khi có dấu hiệu bất thường như đau nhiều, chảy máu nhiều kéo dài cần quay lại thăm khám ngay lập tức.
Ghép xương hàm là một kỹ thuật đòi hỏi bác sĩ phải có kinh nghiệm chuyên môn trong cấy ghép. Và đòi hỏi phòng khám phải có khu vực chuyên biệt đáp ứng an toàn vệ sinh đúng chuẩn của Bộ Y tế. Vì thế, nên lựa chọn nơi thực hiện uy tín và có bác sĩ chuyên môn.
Đặc biệt, trước và sau phẫu thuật, Bệnh nhân nên tuân thủ các hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ nhé.
Tại Vũng Tàu, bạn có thể khám và tư vấn miễn phí tại
NHA KHOA QUỐC BÌNH VŨNG TÀU
CS1-19 Phạm Hồng Thái, phường 7, Thành phố Vũng Tàu.
CS2-28 Lê Lợi, phường 4, Thành phố Vũng Tàu.
Hotline: 0914 83 99 66
Hay CS3 – 649 Trương Công Định, phường 7, Thành phố Vũng Tàu.
Hotline: 0708 649 649
Trang trực tuyến: