Khô miệng có đáng sợ không? -

Khô miệng có đáng sợ không?

Khô miệng có đáng sợ không?

Khi bước vào tuổi trung niên, nhiều vấn đề về sức khỏe hiện lên rõ rệt. Có những biểu hiện cứ tưởng như không nghiêm trọng lắm; Nhưng thực tế lại ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn đã từng bị chứng khô miệng, bạn sẽ hiểu rõ sự phiền toái này như thế nào.

Khô miệng thật ra không phải là chuyện riêng của người già, mà có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Khô miệng không phải là căn bệnh riêng biệt, mà đây chính là triệu chứng của một số bệnh nào đó.

Khi lượng nước bọt trong miệng bạn ít đi sẽ gây ra tình trạng khô miệng

Khô miệng có đáng sợ không?
Khô miệng có đáng sợ không?

Nước bọt giữ vai trò như thế nào?

Bạn có thể dễ dàng quan sát được nước bọt ngay trong miệng của bạn. Đó là 1 loại dung dịch sền sệt, không có màu sắc, đôi khi thấy sủi lên bong bóng có trạng thái hơi đục.

Nước bọt được tiết ra từ 3 tuyến chính nằm trong miệng: tuyến dưới lưỡi, tuyến gần xương hàm, tuyến parotid ở 2 bên má.

Ở mỗi tuyến sẽ tiết ra loại nước bọt khác nhau, nhưng nhìn chung thành phần chính vẫn là 98% nước. Phần còn lại gồm chất nhờn, khoáng, enzyme, chất kháng khuẩn…

Khi bạn ăn nhai hay cử động miệng; Thậm chí nghe mùi hương từ thực phẩm, hay chỉ nghĩ đến hình ảnh các món ăn là cơ thể cũng tiết ra 1 lượng nước bọt lớn.

Trong 24h/ ngày, cơ thể có thể tiết ra 0,5l nước bọt. Và chỉ ban đêm khi bạn ngủ, thì lượng nước bọt sẽ giảm đáng kể.

Nhiệm vụ quan trọng của nước bọt trong cuộc sống hàng ngày như thế nào?

Chất kết dính thực phẩm trong lúc ăn nhai. Khi răng nghiền nát thức ăn, nước bọt sẽ giúp kết dính các mảng vụn lại với nhau thành các khối mềm nhờn. Và dễ dàng di chuyển xuống bao tử.

Các enzym amylase có trong nước bọt giúp biến đổi tinh bột thành đường; Các Lipase chuyển hóa một phần chất béo.

Nước bọt là chất bảo vệ răng miệng tự nhiên. Trong miệng chúng ta có nhiều vô số các vi khuẩn. Trong quá trình sinh sống, vi khuẩn tiết ra các chất acid gây hư hại men răng. Nước bọt sẽ trung hòa các acid này; Đồng thời các chất kháng khuẩn tự nhiên trong nước bọt cũng sẽ tiêu diệt 1 phần các vi khuẩn.

Lưu ý: Khi bạn ngủ, lượng nước bọt tiết ra ít đi, vì thế chức năng này bị giảm đáng kể. Khi thức dậy, bạn thường thấy miệng của mình hay khô và có mùi hôi.

Ngoài ra, nước bọt còn giúp giảm thiểu sâu răng, do phục hồi khoáng canxi và photpho cho men răng.

Đối với những bệnh nhân có sử dụng hàm răng giả, nước bọt giúp bôi trơn và giúp hàm giả hít chặt hơn vào xương hàm

Trong y học tiên tiến, các bác sĩ có thể dựa vào nước bọt để làm xét nghiệm chẩn đoán một số bệnh lý như: viêm gan do virus, HIV, ung thư vú, ung thư miệng; Khám phá lạm dụng thuốc cấm, theo dõi diến tiến điều trị bệnh trầm cảm, lo âu…

Nước bọt có ản hưởng thế nào đến triệu chứng khô miệng?

  • Có nhiều nguyên nhân gây ra khô miệng, nhưng lí do rõ ràng nhất là tuyến nước bọt bị tổn thương hoặc ức chế hoạt động.
  • Cụ thể khi bạn đang nằm trong các trường hợp sau:
  • Hóa trị, xạ trị vùng đầu cổ sẽ gây hư tổn tuyến nước bọt. Làm giảm lượng nước bọt tiết ra và khô miệng.
  • Bệnh tiểu đường, giảm miễn dịch (HIV/AIDS)…
  • Tổn thương hệ thần kinh điều khiển tuyến nước bọt.
  • Thay đổi hocmon trong cơ thể khi mang thai hay thời kỳ mãn kinh.
  • Tác dụng phụ của dược phẩm gây giảm tiết nước bọt, làm khô miệng.
  • Thở bằng miệng cũng gây khô miệng. Thường gặp khi ngủ ngáy, viêm nghẹt mũi…
  • Căng thẳng thần kinh cũng gây khô miệng.

Như vậy khô miệng có đem lại hậu quả nghiêm trọng không?

  • Điều đầu tiên bạn sẽ cảm nhận được chính là khó khăn khi nuốt thực phẩm.
  • Ăn uống không thấy ngon miệng.
  • Đau rát họng, khan tiếng và điều nghiêm trọng chính là hôi miệng.
  • Môi và răng cứ dính vào nhau khiến cho việc nói chuyện cũng gặp trở ngại.
  • Nguy cơ sâu răng, viêm nướu cao hơn.

Khô miệng có điều trị được không?

Chỉ cần xác định đúng nguyên nhân gây ra tình trạng khô miệng, bác sĩ sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này.

Tuy nhiên, vẫn có một vài mẹo nhỏ giúp bạn chống chọi với chứng khô miệng:

  • Tránh sử dụng chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu
  • Uống đủ nước trong ngày (tối thiểu từ 2,5 – 3 lít)
  • Tránh ăn thức ăn quá mặn hay quá cay để giảm kích thích niêm mạc miệng.
  • Trong quá trình ăn, nếu thấy khô miệng gây khó nuốt bạn có thể dùng kết hợp một ít nước canh, súp hay nước lọc để dễ nuốt hơn.
  • Nhai kẹo cao su không đường kích thích tuyến nước bọt hoạt động.
  • Ăn nhiều trái cây mọng nước; Hay có thể dùng các sản phẩm giúp tạo độ nhờn cho miệng.

  • Với những nhà sử dụng máy lạnh thường xuyên, cần cấp ẩm cho không khí nữa nhé.

Lưu ý quan trọng: chăm sóc răng miệng thật tốt sẽ giúp cải thiện tình trạng này đáng kể.

  • Đánh răng tối thiểu 2 lần/ ngày. Dùng chỉ nha khoa làm sạch mảng bám còn sót lại.
  • Dùng kem đánh răng có fluoride.
  • Và tạo thói quen khám răng 6 tháng/ lần ở các trung tâm nha khoa.

Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin, các bạn có thể liên hệ:

NHA KHOA QUỐC BÌNH VŨNG TÀU

19 Phạm Hồng Thái, phường 7, Thành phố Vũng Tàu.

28 Lê Lợi, phường 4, Thành phố Vũng Tàu.

Hotline: 0914 83 99 66

Trang trực tuyến: https://www.facebook.com/nhakhoaquocbinh/

Trả lời

0914 83 9966