Áp xe răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị, phòng ngừa -

Áp xe răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị, phòng ngừa

Ngoài sâu răng thì áp xe răng cũng là một căn bệnh phổ biến hiện nay. Nguyên nhân chính là việc viêm nhiễm răng miệng, có thể là viêm tại nướu hay viêm chân răng. Nếu không được điều trị triệt để sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin cụ thể về bệnh áp xe răng nhé

 Nhận định nguyên nhân dẫn đến áp xe răng:

Khi xảy ra các nhiễm trùng ở khu vực răng miệng, cụ thể chế độ chăm sóc vệ sinh răng không đủ đảm bảo tốt, vi khuẩn phát triển trên các mảng bám tại răng gây sâu răng tiến triển, gây viêm nướu có mủ hoặc biến chứng lây lan gây viêm chân răng có mủ.

Mặt khác, áp xe răng cũng có thể do chấn thương vùng răng (va chạm, tai nạn…) gây bể mẻ răng. Vùng tổn thương dễ bị nhiễm trùng, nếu không chữa trị triệt để, vi khuẩn tấn công sâu hơn vào tuỷ răng dẫn đến viêm nhiễm nặng hơn, xuất hiện mủ và tạo khu vực áp xe răng rõ ràng.

Hầu hết các bệnh nhân khi răng đến giai đoạn bị áp xe thường sẽ chịu những cơn đau dữ dội. Lí giải hiện tượng này được hiểu như sau: khi viêm nhiễm đến mức độ tạo mủ (xác vi khuẩn chết, mô chết, bạch huyết cầu và có thể có vi khuẩn sống) làm sưng tấy, phồng lên như cái bọc, tạo áp lực chèn ép, kích thích thần kinh dẫn đến hượng tiện đau. Tuy nhiên nếu răng chết thì cơn đau sẽ giảm đột ngột, nhưng khu vực nhiễm trùng vẫn tồn tại và nó tiếp tục lây lan sang khu vực khác, phá huỷ các mô lành.

Áp xe răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị, phòng ngừa

Tuỳ vào nguyên nhân gây nên áp xe răng, Bác sĩ nha khoa sẽ phân biệt cụ thể như sau

Áp xe quanh răng hay viêm quanh răng mạn tính: là áp xe xảy ra xung quanh chân răng, diễn biến trong mô mềm. Đây là biến chứng của bệnh nha chu giai đoạn tiến triển nặng. Chúng ta sẽ thấy nướu bị sưng đỏ, có ứ mủ ở vùng cổ răng, khi ấn vào có thể thấy mủ chảy ra, gây hôi miệng và đau. Trường hợp này lây lan rất nhanh ra vùng răng khoẻ xung quanh nếu không sớm điều trị dứt điểm.

Áp xe ở chóp chân răng: đây là loại áp xe do biến chứng sâu răng gây ra. Khi răng bị sâu, ăn lan vô tuỷ và không điều trị kịp thời hoặc chưa dứt điểm. Vi khuẩn từ cuống răng sẽ xâm nhập qua tuỷ vào xương, và từ đó gây viêm nhiễm khu vực chóp răng tương ứng. Bệnh này thướng kéo dài âm ỉ, nếu chỉ dùng thuốc chữa trị thì sẽ không thể chữa dứt điểm.

Những triệu chứng giúp chúng ta phát hiện được căn bệnh này:

  • Đau răng khi ăn nhai hoặc đau mà không có bất kì tác động nào.
  • Khi ăn thực phẩm quá nhiệt (nóng hay lạnh), răng cũng bị tác động mạnh.
  • Nếu đã viêm nhiễm có mủ, dù mới chớm thì cũng có triệu trứng sốt, sưng hạch vùng lân cận và cơ thể mệt mỏi.
  • Hơi thở có mùi hôi, vị lạ trong miệng (biểu hiện này phần lớn do mủ xuất tiết)

Vậy điều trị thế nào để bệnh áp xe răng có thể biến mất hoàn toàn?

Phương án điều trị cho tình huống này thường sẽ phải xử lý ổ viêm nhiễm trước. Tuỳ vào mức độ nặng nhẹ mà các bác sĩ sẽ có các phác đồ điều trị khác nhau.

Nếu đã xuất hiện bọc mủ thì nguyên tắc sẽ phải lấy sạch mủ ở vùng viêm nhiễm trước, và sau đó tuỳ tình huống cần bảo tồn răng hay không để có phác đồ điều trị kế tiếp.

Có thể bạn sẽ được kê toan thuốc kháng sinh để giảm bớt tình trạng sưng tấy và lây lan khu vực bệnh. Với những răng giữ chức năng chính trong ăn nhai và cần thiết giữ lại thì sẽ chữa bảo tồn răng. (có thể phải phẫu thuật nạo quanh cuống răng và cắt chóp chân răng khi viêm nhiễm đã ăn sâu vào xương hàm, hoặc chửa tuỷ nếu viêm nhiễm ăn vào tuỷ nhưng chưa xâm nhập xuống cuống răng)

Với trường hợp răng khôn bị áp xe, bạn không cần phải đắn đo nếu bác sĩ có chỉ định nhổ bỏ nhé. Vì trong thực tế, răng số 8 không nắm giữ vai trò đặc biệt trong hàm răng của bạn, nếu thông thường răng tốt (mọc thẳng, không viêm nhiễm) thì không cần nhổ bỏ. Nhưng nếu có bất kì hiện tượng mọc sai lệch hay viêm thì phương án loại bỏ nó là điều hiển nhiên.

Tác hại của áp xe răng miệng rất lớn với sức khoẻ chúng ta, không những gây hậu quả mất răng mà còn gây ra các tác hại lớn đến thai nhi (sinh non, nhẹ cân…) nếu người mẹ đang mang thai bị áp xe răng miệng. Hoặc biến chứng gây nhiễm trùng máu, hệ luỵ tim mạch…

Tham khảo thêm:

Bạn biết gì về bệnh nha chu?

Bệnh nha chu có lây không?

Mang thai và nhưng vấn đề sức khoẻ răng miệng

Lời khuyên từ các Chuyên gia răng miệng

  • Luôn luôn lời dặn đầu tiên là giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt, đánh răng đúng cách và đảm bảo tối thiểu 2 lần/ ngày (sáng – tối)
  • Dùng chỉ nha khoa len lỏi kẻ răng để lấy sạch mảng bám còn sót lại.
  • Thăm khám định kì 4-6 tháng/ lần để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bệnh lý răng miệng và chữa trị kịp thời.
  • Lời khuyên dễ thương nhất chính là nên tăng cường ăn thực phẩm giàu chất sơ, vitamin và ít đường – ít tinh bột nhé.
  • Và quan trọng nhất là chọn lựa nơi khám chữa bệnh thật uy tín, để bạn luôn thấy an tâm và thoải mái, vui vẻ bước qua mọi vấn đề không tốt đẹp trong cuộc sống mỗi ngày.

Nha Khoa Quốc Bình mong những thông tin trên đã phần nào giải đáp và giúp các bạn có những hiểu biết nhất định để phòng bệnh hiệu quả và nếu có bệnh cũng sẽ an tâm chữa trị triệt để. Mọi thắc mắc cần hỗ trợ thêm, xin vui lòng gọi Hotline 091 483 9966, hoặc Comment/ Inbox trên page https://www.facebook.com/nhakhoaquocbinh/

Nha Khoa Quốc Bình

 

 

0914 83 9966