“Thưa bác sĩ, bố tôi 54 tuổi, bị mất răng số 5 và 6 ở hàm trên bên trái. Bố tôi có đi khám và được các bác sĩ tư vấn cấy ghép Implant, nhưng đồng thời cũng phải ghép xương nâng xoang hàm, do xương hàm không đủ tiêu chuẩn. Bố về có kể nhưng tôi rất băn khoăn vì không hiểu nâng xoang là gì? Có nguy hiểm gì không? Xin bác sĩ tư vấn giúp, cảm ơn ah” (Bạn Thanh Trúc Nguyễn, Facebook)
Nha Khoa Quốc Bình rất vui khi được bạn Thanh Trúc Nguyễn tin tưởng và nhờ tư vấn thông tin về trường hợp của bố bạn. Chúng tôi xin chia sẽ với bạn một số thông tin về chuyên đề này nhé.
Trong phẫu thuật cấy ghép implant nha khoa, ngoài việc ghép xương khi thiếu hụt xương hàm do mất răng hay do các bệnh lý nha khoa gây ra. Chúng ta còn gặp phải các tình huống bệnh nhân bị thiếu hụt bề dày xương hàm ngay dưới vùng xoang hàm trên ở những vùng răng bên trong, khiến cho việc cấy ghép implant sẽ không thuận lợi.
Nguyên nhân gây ra việc thiếu hụt xương này có thể tham khảo thêm ở bài viết “Mất răng và những hậu quả khó lường” hay “Tại sao phải ghép xương khi làm răng Implant” nhé. Ở đây chúng tôi chỉ xin chia sẽ cụ thể về phương pháp bạn đang thắc mắc là nâng xoang hàm như thế nào.
Xoang hàm trên là xoang lớn nhất và nằm ở vùng giữa đầu và mũi. Xét cụ thể, xoang hàm sẽ trãi dài từ răng số 4 đến răng số 8. Xoang này sẽ càng lớn khi chúng ta càng lớn tuổi. Khi răng hàm trên chúng ta vẫn còn đầy đủ thì bề dày của thành xoang vẫn giữ nguyên. Tuy nhiên nếu chỉ cần mất răng, thì hiện tương tiêu xương sẽ xuất hiện, khi đó xoang hàm trên mở rộng dần và thành nền xoang sẽ mỏng đi. Và chính vì vậy, bề dầy xương hàm sẽ không còn đủ đảm bảo cho implant bám chắc và thành công được.
Nâng xoang hàm là kĩ thuật cấy ghép bổ sung thêm xương vào bên dưới màng xoang (đáy xoang hàm trên), để nâng cao xoang hay đúng hơn là làm tăng bề dầy xương hàm trên thêm vài mm.
Hiện nay có 2 kỹ thuật nâng xoang hàm phổ biến nhất là: nâng xoang kín và nâng xoang hở. Trong đó kỹ thuật nâng xoang hở thường được bác sĩ lựa chọn thực hiện nhiều hơn kỹ thuật nâng xoang kín.
Chúng ta có thể tìm hiểu sơ lược về kỹ thuật nâng xoang hở là thế nào nhé.
Bác sĩ sẽ tiến hành khoan vách xương hàm theo dạng mở cửa sổ và tạo khoảng trống để bơm bột xương cần cấy ghép vào, đẩy dần màng xoang lên trên. Như vậy ghép xương nâng xoang có thể cải thiện chất lượng và kích cỡ xương hàm. Tạo sự thuận lợi cho việc cấy ghép implant vào vùng răng sau tốt hơn.
Thông thường sẽ thực hiện nâng xoang kèm với ghép xương nếu bạn rơi vào tình trạng mô tả như trên. Và việc cấy ghép implant có thể tiến hành cùng lúc với nâng xoang ghép xương. Hay có thể đợi sau đó từ 3-6 tháng.
Vậy sự khác biệt của nâng xoang kín là như thế nào?
Kỹ thuật này đòi hỏi bác sĩ phải thực hiện nâng xoang từ bên trong bằng các dụng cụ nâng cao chuyên dụng.
Thay vì khoan xương mở cửa sổ bên thành xương hàm như phương pháp nâng xoang hở, các bác sĩ sẽ khoan lỗ nhỏ trên xương hàm, từ dưới hướng lên màng xoang (không chạm màng xoang). Dùng dụng cụ đặc biệt để đóng dần dần nâng màng xoang lên. Sau cùng, nhồi bột xương vào khoảng trống vừa được tạo.
Để kết luận, dù dùng phương pháp nào đi nữa thì mục đích cuối cùng vẫn là làm tăng diện tích khối xương hàm trên vùng răng sau cần đặt implant. Và tuỳ từng tình huống, trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ có chỉ định sử dụng kỹ thuật phù hợp nhất. Đồng thời, xương ghép được sử dụng cũng sẽ được các bác sĩ cân nhắc và chọn lựa phù hợp với tình trạng mỗi bệnh nhân.
Nội dung bài viết trên có thể đã cung cấp cho bạn Thanh Trúc Nguyễn, cũng như các bạn khác hiểu rõ hơn về các chỉ định của bác sĩ trong trường hợp cần nâng xoang ghép xương khi cấy ghép implant. Tuy nhiên nếu vẫn cần thêm sự tư vấn chi tiết cho từng trường hợp, các bạn vui lòng đến trực tiếp phòng khám nha khoa chúng tôi để được các bác sĩ chuyên khoa implant kiểm tra và tư vấn cụ thể hơn nhé.
Nha Khoa Quốc Bình