Phương thức chỉnh nha niềng răng hiệu quả cao và được sử dụng phổ biến hiện nay chính là niềng răng mắc cài. Tuy nhiên sẽ có nhiều bạn thắc mắc niềng răng bằng mắc cài có bao nhiêu loại, các bước thực hiện ra sao và hiệu quả của chúng thế nào? Chúng tôi xin chia sẽ một số thông tin nhằm giải đáp câu hỏi trên nhé
Niềng răng mắc cài là gì?
Phương pháp nắn chỉnh răng bằng cách sử dụng khí cụ bao gồm mắc cài và dây cung gọi là niềng răng mắc cài.
Mắc cài là một khối vật liệu hình chữ nhật, có khe rãnh bên trên. Khi tiến hành chỉnh nha niềng răng, bác sĩ sẽ dán dính các mắc cài lên bề mặt men răng bằng hợp chất keo dính đặc biệt trong nha khoa. Sau khi được cố định vững chắc, các dây cung sẽ được đặt trong khe của mắc cài, dây cung trượt tự do trong các rãnh này và được giữ chặt bởi các dây thun nha khoa hoặc hệ thống khoá tự động.
Lực liên kết giữa dây cung và mắc cài sẽ giúp kéo các răng xê dịch từ từ về vị trí mong muốn. Giúp tăng sự đều đặn và khít sát, cân bằng lại khớp cắn.
Niềng răng mắc cài thường được áp dụng cho nắn chỉnh răng xô lệch, răng mọc khấp khểnh, răng hô, khớp cắn ngược hay cắn chéo…phương pháp này không chỉ có hiệu quả tốt trong việc nâng cao tính thẩm mỹ răng miệng, mà còn phục hồi chức năng ăn nhai do đã cân chỉnh lại hệ thống khớp cắn đúng đắn hơn.
Ưu điểm của của phương pháp chính là giúp quá trình dịch chuyển nhanh, ổn định nhờ lực kéo của dây cung đồng đều và không ảnh hưởng tới xương hàm. Thêm vào đó, các mắc cài thường bền, dễ thay thế và chi phí không quá cao nên phù hợp với nhu cầu và điều kiện của nhiều người.
Các loại chỉnh nha niềng răng mắc cài phổ biến nhất hiện nay:
Chúng ta có 4 loại đang được sử dụng phổ biến hiện nay như: mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài tự đóng, niềng răng mắc cài mặt trong (hay còn gọi là mắc cài mặt lưỡi). Mỗi loại đều có các tính chất đặc trưng, để phù hợp với nhiều lựa chọn khác nhau mà vẫn cho hiệu quả tốt nhất.
Mắc cài kim loại: loại mắc cài này thường được làm từ thép không gỉ. Với bộ khung chắc chắn, khó bị bung vỡ, chịu lực kéo tốt, chịu tác động di chuyển tốt nên hỗ trợ uốn nắng răng rất hiệu quả.
Với niềng răng mắc cài kim loại, chi phí điều trị sẽ nằm ở mức thấp nhất so với các loại mắc cài khác. Nhưng về mặt thẩm mỹ lại không cao khi sử dụng loại này.
Mắc cài sứ: xét về hình dáng sẽ giống mắc cài kim loại, nhưng về vật liệu cấu tạo thì làm bằng gốm. Ưu điểm mắc cài có màu trắng sứ tương ứng với màu răng của bạn, nên về mặt thẩm mỹ sẽ cao hơn mắc cài kim loại. Bên cạnh đó, chi phí điều trị cũng sẽ tăng hơn niềng răng mắc cài kim loại.
Mắc cài tự đóng: đến thời điểm này, đây là loại mắc cài có cấu tạo hiện đại nhất. Với hệ thống nắp trượt hoặc cánh kim loại để giữ dây cung cố định trong khe mắc cài, thay vì sử dụng dây thun chỉnh nha như loại mắc cài kim loại truyền thống. Với tính năng này, dây cung có thể dịch chuyển tự do trong các khe mắc cài, sự bám giữ cũng chắc chắn hơn (giúp kiểm soát lực kéo dây cung tốt hơn), tháo mở linh động, giảm được ma sát tối đa cho răng và loại trừ được cảm giác đau có thể xảy ra khi dùng thun buộc như loại truyền thống.
Mắc cài mặt trong (mặt lưỡi): đặc điểm nhận biết là vị trí gắn mắc cài sẽ khác. Các mắc cài sẽ được gắn phía bên trong của răng, hướng về mặt lưỡi. Phương pháp này khá kín đáo, vì người đối diện sẽ khó nhận thấy bạn đang chỉnh nha.
Ưu điểm: đem lại thẩm mỹ tự nhiên cao. Nhưng do vị trí đặt mắc cài khá khó khăn, khó cân chỉnh lực co kéo, khó vệ sinh chăm sóc hơn các loại khác. Và để thực hiện được phải yêu cầu bác sĩ có sự tỉ mỉ cao và tay nghề kỹ thuật cũng cao để xác định chính xác điểm đặt phù hợp nhất trên răng.
Niềng răng mắc cài thực hiện ra sao?
Chỉnh nha niềng răng là một kỹ thuật khó, đòi hỏi bác sĩ phải được đào tạo tốt chuyên môn về lĩnh vực này, yêu cầu sự tỉ mỉ và chính xác cao. Chính vì thế các bước thực hiện cũng phải tuân thủ đúng chuẩn để đem lại hiệu quả cao nhất.
Chúng ta sẽ được tham khảo quá trình niềng răng chỉnh nha cơ bản như sau:
Bước 1: Thăm khám tổng quát, kiểm tra và lập kế hoạch điều trị. Đây là bước quan trọng vì thông qua hình ảnh Xquang, kiểm tra thực tế hiện trạng răng miệng, sẽ giúp bác sĩ xác định sự sai lệch thế nào để đưa kế hoạch điều trị phù hợp nhất.
Bước 2: Tiến hành gắn mắc cài lên mặt răng. Bước này chỉ thực hiện khi bệnh nhân đã chấp thuận kế hoạch điều trị của bác sĩ. Bệnh nhân sẽ được vệ sinh răng miệng và gắn mắc cài lên răng. Thời gian đeo niềng răng mắc cài khoảng 12-24 tháng tuỳ theo tình trạng của bệnh nhân.
Bước 3: Trong suốt quá trình đeo niềng răng bác sĩ sẽ điều chỉnh lực kéo và định hướng các thay đổi của răng thông qua việc tương tác co kéo trên dây cung. Thời gian các lân thăm khám sẽ phụ thuộc vào tiến bộ của quá trình điều trị.
Bước 4: Tháo niềng răng mắc cài và đeo hàm duy trì. Sau thời gian điều trị và cho kết quả như mong muốn. Bác sĩ sẽ tháo các mắc cài và kết thúc quá trình niềng răng. Tuy nhiên, bạn vẫn phải đeo hàm duy trì sự ổn định trong một khoảng thời gian sau đó. Kết thúc toàn bộ quy trình bạn sẽ sở hữu được hàm răng hoàn chỉnh, đều đặn và ổn định như mục đích ban đầu.
Sau khi tham khảo các nội dung Nha khoa Quốc Bình đã chia sẽ ở trên, chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về quá trình niềng răng chỉnh nha mà mình sắp thực hiện. Tuy nhiên mỗi người cơ địa sẽ mỗi khác, vì thế nếu bạn vẫn còn nhiều thắc mắc, hãy vui lòng đến trực tiếp phòng khám Nha Khoa Quốc Bình để được các bác sỹ chuyên môn chỉnh nha thăm khám và tư vấn cụ thể cho mình nhé.
Nha Khoa Quốc Bình