Cần lưu ý sức khỏe răng miệng ở người cao niên khi bạn đã ngoài 55 tuổi -

Cần lưu ý sức khỏe răng miệng ở người cao niên khi bạn đã ngoài 55 tuổi

Cần lưu ý sức khỏe răng miệng ở người cao niên khi bạn đã ngoài 55 tuổi

Như chúng ta đã biết, khi càng lớn tuổi, sức khỏe sẽ cần chú ý nhiều hơn nữa, đặc biệt là vấn đề sức khỏe răng miệng ở người cao niên. Chúng ta chỉ có 1 lần thay răng vĩnh viễn trong đời, vì vậy hãy chăm sóc chúng thật tốt.

Thường các bạn sẽ thấy, khoảng 75% những người lớn hơn 60 tuổi, sẽ mất khá nhiều răng thật. Các nguyên nhân phổ biến thường xoay quanh các bệnh nướu răng nghiêm trọng. Và khi hơn 65 tuổi, các biến chứng từ bệnh tim, tiểu đường…làm giảm sút mạnh sức khỏe răng miệng ở người cao niên.

Một số căn bệnh rất hay gặp khi về già sẽ làm bạn phải đề phòng từ sớm:

Bệnh mất trí nhớ (Alzheimer)

Căn bệnh này gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến suy nghĩ, hành vi, và chức năng bộ nhớ. Người bệnh có thể quên cả cách đánh răng, hay chẳng hiểu tại sao cần phải đánh răng. Vì vậy nếu không có ai giúp đỡ, bệnh nhân sẽ mất răng hàng loạt. Và đây được xem là nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng ở người cao niên.

Bệnh loãng xương:

  • Chỉ cần qua khỏi 50 tuổi, là bạn sẽ thường nghe về căn bệnh này. Đây là bệnh rất phổ biến, nó làm cho chất lượng xương của chúng ta giảm sút. Xương sẽ giảm độ dày đặc và dễ gãy. Điều này thường thấy rõ nhất ở phụ nữ sau thời kì mãn kinh.
  • Khi chất lượng xương hàm giảm, sẽ có nguy cơ chân răng lỏng lẻo hơn lúc trẻ. Và mất răng là điều không sớm thì muộn cũng xảy ra.
  • Nếu  bệnh nhân được điều trị bệnh loãng xương với một số thuốc đặc hiệu, trong một số tình huống lại phát sinh nguy cơ hoại tử xương hàm. Điều này làm tổn thương xương hàm và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng ở người cao niên.

Hiểu thế nào về các bệnh lý làm giảm sút sức khỏe răng miệng ở người cao niên:

@Bệnh  nướu răng: khi răng của bạn bị tích tụ nhiều vôi răng, dẫn đến tình trạng viêm nướu, sưng phồng và bị tụt dần. Viêm nướu chỉ mới là giai đoạn đầu của bệnh nướu răng, có các biểu hiện sưng đỏ, chảy máu ở nướu. Ở người cao niên, bệnh nướu răng phát triển nghiêm trọng do thói quen không chăm sóc vệ sinh răng miệng kỹ hình thành từ sớm.  Tuy nhiên, nếu bệnh nhân gặp bác sĩ nha khoa và điều trị nghiêm túc thì bệnh lý này sẽ giảm rõ rệt.

@Bệnh sâu răng, sâu chân răng: đừng nghĩ sâu răng chỉ có ở trẻ em. Ở người cao niên hay trên 55 tuổi, sâu răng vẫn phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, nếu đi kèm với bệnh nướu răng. Chính vì thế, quan trọng ở thời điểm này là người cao niên cần phải làm sạch bề mặt răng, làm sạch nướu răng. Cần loại bỏ mảng bám ngay cả dưới đường viền nướu.

@Răng nhạy cảm: trong sinh hoạt hàng ngày, chắc hẳn có lúc chúng ta sẽ rất thích thú thưởng thức ly nước mát lạnh. Tuy nhiên, cảm giác ê buốt châm chích trong răng sẽ phá tan sự hứng khởi đó. Một số yếu tố gây ra sự nhạy cảm của răng, bao gồm việc đánh răng mạnh với bàn chải lông cứng, mòn men răng hay nứt men. Để cải thiện, bạn nên đánh răng đúng cách và sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ giảm tình trạng ê buốt trong nha khoa.

@Khô miệng: Khi lượng nước bọt trong miệng quá ít sẽ dẫn đến tình trạng khô miệng. Tình trạng này có thể là tác dụng phụ của một số thuốc điều trị bệnh hoặc đơn giản là khi bạn già đi. Khi khô miệng, môi trường bảo vệ tự nhiên cho sức khỏe răng miệng ở người cao niên sẽ giảm. Vì thế, việc thiếu nước bọt sẽ thúc đẩy bệnh lý sâu răng phát triển mạnh hơn, và dẫn đến nguy cơ mất răng.

Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe răng miệng ở người cao niên?

  • Duy trì lịch khám răng đều đặn, ngay cả khi bạn đang đeo răng giả.
  • Nên đánh răng 2 lần mỗi ngày, ít nhất 2 phút/ lần, và sử dụng kem đánh răng có bổ sung fluoride.
  • Nên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám giữa hai răng, tránh dùng tăm xỉa răng.
  • Hạn chế nạp đường từ bánh kẹo, nước ngọt hay thực phẩm quá nhiều tinh bột.
  • Không hút thuốc lá. Vì thuốc lá có chứa các thành phần có hại cho sức khỏe của bạn.
  • Nếu bạn đang điều trị một bệnh lý nào đó, mà thuốc trị bệnh gây ra chứng khô miệng. Hãy trao đổi với bác sĩ để cải thiện vấn đề này. Hoặc nếu không thể thay đổi thuốc, bạn nên uống nhiều nước, ăn trái cây rau quả. Tránh uống rượu vì nó sẽ càng làm cơ thể bạn mất nước.
Cần lưu ý sức khỏe răng miệng ở người cao niên khi bạn đã ngoài 55 tuổi
Cần lưu ý sức khỏe răng miệng ở người cao niên khi bạn đã ngoài 55 tuổi

Như vậy, giữ gìn sức khỏe răng miệng ở người cao niên sẽ giúp chúng ta có cuộc sống thoải mái, nhẹ nhàng, vui tươi bên gia đình.

Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin, các bạn có thể liên hệ:

NHA KHOA QUỐC BÌNH VŨNG TÀU

19 Phạm Hồng Thái, phường 7, Thành phố Vũng Tàu.

28 Lê Lợi, phường 4, Thành phố Vũng Tàu.

Hotline: 0914 83 99 66

Trang trực tuyến: https://www.facebook.com/nhakhoaquocbinh/

Trả lời

0914 83 9966