“Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ” đó là câu cảnh báo các bạn thường thấy nhà sản xuất in hẳn lên vỏ hộp. Hay thông điệp trên các tấm poster tuyên truyền phòng chống Ung thu phổi. Tuy nhiên, chắc hẳn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi tôi tiết lộ thêm một tác hại của việc hút thuốc lá, chính là nguy cơ đào thải răng Implant.
Tại sao lại có nhận định như vậy? Và điều này có làm cho bạn thêm hoang mang khi người đàn ông trong gia đình (bố, anh em, chồng bạn) hoặc chính bản thân bạn đang là người “nghiện” thuốc lá?
Bạn có thắc mắc sự ảnh hưởng giữa người hút thuốc là thì nguy cơ đào thải răng Implant hay không?
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này nhé.
Trước hết, cần rõ thông tin về việc trồng răng Implant là như thế nào. Đây là một biện pháp khoan đặt một trụ kim loại titanium vào xương hàm thay thế cho phần chân răng bị mất. Sau khi việc khoan đặt hoàn tất, cơ thể chúng ta sẽ phản ứng với trụ kim loại được cấy ghép theo 2 hướng.
- Một là cơ thể tiếp nhận “vật thể lạ” và tích hợp xương hoàn toàn dẫn đến Implant và xương hàm trở nên đồng nhất (máu và tế bào xương sẽ phát triển)
- Hai là, cơ thể vì một số lí do, xương sẽ không phát triển và tích hợp tốt với implant, làm xuất hiện nguy cơ đào thải răng Implant, và kết quả cấy ghép được xem là thất bại.
Nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ đào thải răng Implant đối với những người hút thuốc lá:
- Cụ thể nhất chính là tác hại gây co nướu, thiếu máu, giảm độ bám dính, và nhất là hiện tượng tiêu xương.
- Khi những hiện tượng vừa nêu trên xảy ra, khiến cản trở cơ thể tích hợp xương với trụ răng Implant. Và nếu không tích hợp xương tốt thì việc “rớt” chân răng Implant ra khỏi xương hàm là chuyện hiển nhiên.
- Ngoài ra, chất nicotin và một số hợp chất gây hại khác trong thuốc lá lại làm kéo dài quá trình lành thương (giảm khả năng sản sinh tế bào mới, thiếu oxy trong máu, giảm chức năng của bạch cầu…), dễ dẫn đến việc nhiễm trùng ngay tại vùng cấy ghép.
- Xét về chất lượng xương ở những người hút thuốc: mật độ xương giảm đáng kể, và điều này được hiểu xương sẽ không rắn chắc và chặt chẽ như người không hút thuốc. Vì thế đây cũng là nguyên nhân góp phần tăng tỷ lệ tiêu xương tại vùng cấy ghép.
Như vậy với những người hút thuốc lá, nguy cơ đào thải răng Implant cao gấp 2-3 lần so với người không hút thuốc.
Vậy những người hút thuốc lá thì có thể trồng răng Implant được hay không?
Câu trả lời từ phía chuyên môn: vẫn có thể trồng răng Implant cho đối tượng hút thuốc lá.
Tuy nhiên sẽ phải đi kèm với các điều kiện bắt buộc từ phía bệnh nhân và cả kinh nghiệm của bác sĩ điều trị.
Nha khoa vẫn thường tiếp nhận các bệnh nhân nằm trong diện “đặc biệt” như thế này. Và điều tiên quyết dẫn đến thành công của ca cấy ghép chính là sự hợp tác từ phía bệnh nhân cam kết trong việc tạm ngưng hút thuốc một thời gian trước và sau khi cấy ghép răng.
Chẳng hạn, thường các bệnh nhân sẽ được yêu cầu ngưng hút khoảng 15-20 ngày trước ngày thực hiện cắm trụ Implant. Và sau đó cần ngưng hút trong khoảng 2 tháng (hoặc có thể hơn nữa) để giúp cơ thể có thời gian chữa lành các vết thương nơi vùng phẫu thuật. Chính điều này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ đào thải răng Implant và góp phần làm nên thành công của ca cấy ghép.
Điều cần lưu ý cho các bạn: hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ, không chỉ ảnh hưởng đến tim, phổi mà còn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về răng miệng (viêm nha chu, cao răng nặng, viêm lưỡi, hôi miệng…) đặc biệt phải nhắc đến là nguy cơ đào thải răng Implant.
Chính vì thế nếu bạn thuộc nhóm đối tượng này, thì việc phẫu thuật nên được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn có tay nghề cao và cần thực hiện tại các trung tâm cấy ghép Implant với trang thiết bị đầy đủ, đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ Y Tế. Và quan trọng, bạn phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ và hợp tác tốt để thật sự an tâm có một kết quả điều trị thành công mỹ mãn nhé.
Tham khảo thêm bài viết:
“Trồng răng Implant cho răng cửa”
“Khi nào cấy ghép Implant là thích hợp?”
Nha Khoa Quốc Bình